Back to top

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là gì? Có nguy hiểm không?

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Cơ tim thiếu máu cục bộ thuộc nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Cùng với sự gia tăng của đại dịch béo phì và đái tháo đường tuýp 2, bệnh lý tim mạch – cụ thể là bệnh mạch vành – vẫn là hung thần cướp đi sinh mạng của rất nhiều bệnh nhân. Để hiểu hơn về thiếu máu cục bộ là gì, thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ,… hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết bạn nhé!

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là gì?

Thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu không đủ cung cấp cho tim khi một mạch máu nuôi tim bị hẹp, gây tổn thương cho một  phần cơ tim. Trái tim đòi hỏi cung cấp oxy và chất dinh dưỡng liên tục, giống như bất kỳ cơ bắp nào trong cơ thể. Hai động mạch vành lớn cung cấp máu mang oxy cho cơ tim.

Nếu một trong các động mạch hoặc các nhánh bị tắc nghẽn đột ngột thì một phần của tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là “thiếu máu cơ tim cục bộ”. Nếu thiếu máu cơ tim cục bộ kéo dài quá lâu, các mô tim sẽ bị chết do không được cung cấp máu.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng cơ tim thiếu máu cục bộ thường gặp là gì?

Các triệu chứng cơ tim thiếu máu cục bộ thường gặp là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là gì?

Một trong các triệu chứng điển hình của cơ tim thiếu máu cục bộ là đau ngực và khó thở, các triệu chứng có thể đa dạng. Các triệu chứng phổ biến nhất của cơ tim thiếu máu cục bộ bao gồm:

  • Áp lực hoặc tức ngực;
  • Đau ở ngực, lưng, hàm và các khu vực khác của phần trên cơ thể, kéo dài hơn một vài phút, giảm dần và tái phát;
  • Khó thở;
  • Đổ mồ hôi;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Lo lắng;
  • Ho;
  • Chóng mặt;
  • Nhịp tim nhanh.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả những người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn đều có các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng như nhau. Đau ngực là triệu chứng thường xuất hiện ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều nguy cơ gặp phải các triệu chứng sau hơn nam giới:

Trong thực tế, một số phụ nữ nói rằng họ cảm thấy các triệu chứng của cơ tim thiếu máu cục bộ giống như các triệu chứng của bệnh cúm.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu, rất nhiều thuốc mới ra đời với mục tiêu làm giảm thiểu tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhưng dường như mọi chuyện chỉ có thể cải thiện khi lối sống được thay đổi tích cực theo hướng giảm cả béo phì và đái tháo đường.

Mảng xơ vữa tích tụ gây xơ cứng động mạch làm hạn chế lưu lượng máu trong động mạch, dẫn đến không cung cấp đủ lượng máu mang oxy đến các cơ quan và các mô để hoạt động.

Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây xơ cứng động mạch:

  • Cholesterol cao : Cholesterol là một chất sáp, màu vàng được tìm thấy trong cơ thể và cũng có trong các loại thực phẩm nhất định. Chất này có thể tăng trong máu, trở thành một mảng xơ vữa gây tắc nghẽn lưu thông máu đến tim và các cơ quan khác;
  • Béo phì : Ăn thực phẩm giàu chất béo cũng có thể dẫn đến sự tích tụ mảng;
  • Lão hóa : Khi bạn già đi, tim và mạch máu làm việc nhiều hơn để bơm và nhận máu. Động mạch có thể bị suy yếu và trở nên kém đàn hồi, khiến cho chúng dễ tích tụ các mảng bám.

Một số nguyên nhân dẫn đến thiếu máu tim cục bộ phổ biến khác là:

  • Hút thuốc lá;
  • Đề kháng insulin, béo phì hay tiểu đường;
  • Tình trạng viêm từ các căn bệnh như viêm khớp, lupus, nhiễm trùng hoặc viêm không rõ nguyên nhân.
Những nguyên nhân gây bệnh tim thiếu máu cục bộ

Những nguyên nhân gây bệnh tim thiếu máu cục bộ

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một vấn đề khá phổ biến liên quan đến lão hóa. Khi có tuổi, nguy cơ thiếu máu cục bộ cơ tim tăng. Ở nam giới, nguy cơ gia tăng sau tuổi 45. Ở phụ nữ, nguy cơ gia tăng sau 55 tuổi.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ? 

Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc cơ tim thiếu máu cục bộ.

Người bệnh huyết áp cao có nguy cơ bị bệnh thiếu máu cục bộ cao hơn người thường 

Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ nếu bị huyết áp cao. Huyết áp bình thường là dưới 120/80 mmHg (milimét thuỷ ngân) tùy thuộc vào độ tuổi. Chỉ số huyết áp càng tăng, nguy cơ phát triển bệnh tim sẽ càng tăng. Huyết áp cao thường gây tổn thương đến động mạch và làm tăng tốc độ tích tụ mảng bám.

Nồng độ cholesterol cao

Nồng độ cholesterol trong máu cao khiến bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Bạn có thể làm giảm nồng độ cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc statin.

Nồng độ triglyceride cao dễ dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim

Mức triglyceride cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Triglycerides là một loại chất béo làm tắc nghẽn động mạch, từ thức ăn đi qua máu cho đến khi chúng được lưu trữ trong cơ thể, thường trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglyceride có thể ở lại trong động mạch và làm tăng sự tích tụ các mảng bám.

Bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu cao

Tiểu đường là một bệnh khiến cho lượng đường trong máu hoặc glucose cao. Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu và cuối cùng là dẫn đến bệnh động mạch vành. Đây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra thiếu máu cục bộ cơ tim ở một số người.

Bị bệnh béo phì cũng là nguyên nhân dễ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ 

Khả năng mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim cao hơn nếu bạn đang thừa cân. Béo phì có liên quan đến các điều kiện khác nhau có thể làm tăng nguy cơ cơ tim thiếu máu cục bộ, bao gồm:

Hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tim thiếu máu cục bộ và dẫn đến bệnh tim mạch cũng như các bệnh khác.

Tuổi tác

Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim tăng theo độ tuổi. Đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ cao hơn.

Bệnh sử gia đình

Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nếu bạn có tiền sử gia đình về bệnh tim sớm. Nguy cơ bạn mắc bệnh đặc biệt cao nếu trong gia đình có đàn ông dưới 55 tuổi hoặc phụ nữ dưới 65 tuổi mắc bệnh tim.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu cục bộ cơ tim bao gồm:

  • Căng thẳng;
  • Ít tập thể dục;
  • Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp nhất định, bao gồm cocaine và chất kích thích;
  • Tiền sử của tiền sản giật hoặc huyết áp cao khi mang thai.

Những phương pháp điều trị cơ tim thiếu máu cục bộ hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán cơ tim thiếu máu cục bộ?

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và kiểm tra cơ thể nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra bằng:

  • Điện tâm đồ (ECG). Các điện cực được gắn lên da bạn để ghi lại hoạt động điện tim. Một số bất thường trong hoạt động điện tim của bạn có thể cho thấy dấu hiệu mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ;
  • Siêu âm tim. Bác sĩ sẽ đặt một đầu dò siêu âm lên ngực của bạn và phát ra các sóng âm thanh hướng vào tim để tạo ra hình ảnh video tim. Siêu âm tim có thể giúp xác định xem có khu vực nào trong trái tim đã bị tổn thương và không thể co bóp bình thường;
  • Xạ hình tưới máu cơ tim. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu của bạn. Trong khi bạn tập thể dục, bác sĩ sẽ theo dõi lượng chất phóng xạ khi nó đến tim và phổi để phát hiện các vấn đề về lưu lượng máu;
  • Chụp động mạch vành. Bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào mạch máu của tim. Máy chụp X-quang sau đó sẽ chụp một loạt hình ảnh (mạch máu), cung cấp một cái nhìn chi tiết bên trong của mạch máu;
  • Chụp CT scan. Thủ thuật này có thể xác định xem bạn có bị vôi hóa động mạch vành hay không. Bác sĩ có thể thấy các động mạch tim bằng chức năng quét CT (CT mạch máu xóa nền);
  • Test gắng sức. Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim, huyết áp và hơi thở trong khi bạn đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đi xe đạp. Tập thể dục làm cho tim co bóp khó khăn và nhanh hơn so với bình thường, do đó, bài kiểm tra căng thẳng có thể phát hiện các vấn đề tim khó nhận biết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ cần điều trị ngay lập tức. Bác sĩ có thể tiến hành một thủ thuật nong mạch vành để nong rộng các động mạch cung cấp máu cho tim. Trong khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ luồn một ống thông qua động mạch ngoại biên đi đến khu vực bị tắc nghẽn.

Sau đó, họ sẽ thổi phồng một quả bóng nhỏ được gắn ở ống thông để làm lưu thông động mạch trở lại, cho phép máu tiếp tục chảy. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể đặt một ống lưới nhỏ gọi là stent ở vị trí tắc nghẽn. Ống đỡ động mạch có thể ngăn chặn các động mạch hẹp lại.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG). Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ ghép một mạch máu khác băng ngang qua đoạn động mạch vành bị hẹp của bạn để máu có thể lưu thông phía dưới khu vực bị tắc nghẽn.

Phẫu thuật này đôi khi được thực hiện ngay lập tức sau khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật này được thực hiện vài ngày sau để tim ổn định.

Một số loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ khác cũng có thể giúp điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ:

  • Chất làm loãng máu như aspirin giúp phá vỡ khối tiểu cầu và cải thiện lưu lượng máu qua động mạch bị hẹp;
  • Chất làm tan huyết khối có thể hòa tan các khối máu đông;
  • Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ chống tiểu cầu, chẳng hạn như clopidogrel, có thể ngăn chặn hình thành các khối máu đông;
  • Nitroglycerin có thể giãn các mạch máu;
  • Thuốc chẹn beta làm giảm huyết áp và thư giãn cơ tim, giúp hạn chế mức độ tổn thương cho trái tim;
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE có thể giảm huyết áp và áp lực đến tim;
  • Thuốc giảm đau có thể làm giảm đau ngực. 

Thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì?

Thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì? 

Thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì?

Người mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên ăn những thực phẩm như:

  • Các thực phẩm giàu chất xơ: cụ thể là rau xanh và hoa quả tươi. Những thực phẩm này giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời các thực phẩm này có thể giúp giảm cholesterol trong máu, giảm hấp thu các thức ăn có lượng calo cao, dầu mỡ – giảm các nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Các thực phẩm chứa omega – 3: có nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… Các axit béo Omega-3 có khả năng giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ tạo nên các mảng xơ vữa động mạnh. Từ đó giảm khả năng đột tử do bị bệnh tim.
  • Ngũ cốc nguyên cám: thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì thì đó chính là ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm này giúp giảm LDL cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim. 
  • Trà xanh: giàu chất chống oxy hóa với lượng EGCG dồi dào giúp ngăn ngừa việc tích tụ chất béo động mạch. Ngoài ra còn giúp chống đông máu, tăng lưu lượng máu.
  • Người bị cơ tim thiếu máu cục bộ cũng nên uống rượu vang đỏ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Bởi rượu có các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ cholesterol xấu. Bên cạnh đó giúp tổng hợp cholesterol tốt cho tim. Tuy nhiên lưu ý không uống quá 150ml/ngày.
  • Thức ăn giàu vitamin E: có tác dụng như chất chống oxy hóa, chống LDL cholesterol.
  • Các thực phẩm khác tốt cho người bị thiếu máu cục bộ cơ tim như: tỏi, củ nghệ, hạt tiêu, thực phẩm nhiều vitamin C, gừng, ngũ cốc nguyên cám,…    

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ?

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu, rất nhiều thuốc mới ra đời với mục tiêu làm giảm thiểu tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhưng dường như mọi chuyện chỉ có thể cải thiện khi lối sống được thay đổi tích cực theo hướng giảm cả béo phì và đái tháo đường.

Bên cạnh việc áp dụng thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì hay thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ, các bạn còn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá. Bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp bỏ thuốc. Bên cạnh đó, bạn nên tránh hít phải khói thuốc;
  • Kiểm soát các bệnh lý khác. Bạn hãy gặp bác sĩ để được điều trị các bệnh lý có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao trong máu;
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên hạn chế hấp thu chất béo bão hòa và ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên kiểm tra chỉ số cholesterol và hỏi bác sĩ xem chúng đã được giảm đến mức độ an toàn chưa;
  • Tập thể dục. Bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về kế hoạch tập thể dục an toàn để cải thiện lưu lượng máu đến tim;
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn đang thừa cân, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp giảm cân;
  • Giảm căng thẳng. Bạn hãy thực hành các bài tập thể dục để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thư giãn cơ bắp và thở sâu.
  • Điều quan trọng là phải có kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Một số yếu tố nguy cơ chính gây thiếu máu cơ tim cục bộ – cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường – không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm có thể mang đến cho bạn một trái tim khỏe mạnh.

Bệnh tim mạch luôn đi kèm với rối loạn chuyển hóa lipid và đái tháo đường. Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ là hậu quả tất yếu của việc tích tụ mảng xơ vữa trong thành mạch vành. Nguyên nhân gây ra mảng xơ vữa này là do tăng quá nhiều mỡ máu xấu (cholesterol toàn phần, LDL cholesterol). Bạn có thể cải thiện tình trạng xơ vữa mạch máu bằng cách thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn.

Ngoài việc uống các loại thuốc bác sĩ kê toa, bạn hãy có chế độ sống lành mạnh: tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, giảm cân nếu thừa cân, ăn nhiều cá và rau xanh, hạn chế ăn ngọt, dầu mỡ và tránh ăn mặn làm tăng huyết áp, kiểm soát tốt đường huyết, bỏ thuốc lá và rượu bia, một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày có thể tốt cho tim, tránh căng thẳng và stress.

Khi có cơn đau ngực xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài hơn 10 phút, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ chuyên khoa kịp thời chẩn đoán và can thiệp nong mạch vành nếu họ phát hiện ra nhồi máu cơ tim.

Trong vòng hai giờ đầu là giai đoạn tốt nhất để can thiệp hiệu quả cứu sống cơ tim. Hãy thường xuyên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tim mạch nếu bạn là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nhằm kịp thời theo dõi và thay đổi phác đồ điều trị theo diễn tiến bệnh.

Lời kết

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Trên đây là tất cả những thông tin đầy đủ về cơ tim thiếu máu cục bộ, nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị, phòng ngừa bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim. Hi vọng qua đó bạn sẽ phòng ngừa hay điều trị hiệu quả căn bệnh này và có được trái tim khỏe mạnh.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.