Back to top

Những cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nhưng ở một số người tình trạng này có thể dễ dàng tiến triển nặng hơn.

Theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2018 đã có hơn 2.000 người trên cả nước bị ngộ độc thực phẩm. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc chiếm số đông.

Nhóm người này bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên)
  • Những người có hệ miễn dịch yếu do tình trạng sức khỏe như ung thư, HIV/AIDS hoặc đái tháo đường
  • Phụ nữ mang thai

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các phòng chống ngộ độc thực phẩm qua bài viết sau đây nhé!

Tình trạng ngộ độc thực phẩm đang ngày càng phổ biến

Tình trạng ngộ độc thực phẩm đang ngày càng phổ biến

Đối tượng dễ bị ngộ độc thực phẩm

Ai nên thực hiện các phương pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm? Nhiều người có nguy cơ ngộ độc cao hơn vì khả năng chống lại vi khuẩn và bệnh tật của họ không hiệu quả do nhiều nguyên nhân.

Trẻ em có hệ thống miễn dịch đang phát triển nên khả năng chống lại nhiễm khuẩn chưa đủ mạnh. Khi đó, ngộ độc thực phẩm vô cùng nguy hiểm vì có thể gây tiêu chảy dẫn đến mất nước. Trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng nhập viện gấp 3 lần nếu bị nhiễm Salmonella. Hơn nữa, các chuyên gia nhận thấy suy thận xảy ra ở 1 trên 7 trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán nhiễm E. coli O157.

Những người lớn tuổi có hệ thống miễn dịch suy yếu dần và không đủ sức chống lại vi khuẩn, dẫn đến dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn. Gần 50% số người từ 65 tuổi trở lên khi nhiễm Salmonella, Campylobacter, Listeria phải nhập viện điều trị.

Người có hệ thống miễn dịch yếu cũng không thể chống lại vi khuẩn hiệu quả, chẳng hạn như người đang lọc máu có nguy cơ nhiễm Listeria cao hơn 50 lần.

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao mắc phải những bệnh từ một số loại vi khuẩn nhất định. Người ta nhận thấy, phụ nữ mang thai có thể nhiễm Listeria cao hơn 10 lần bình thường.

5 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng

Trước khi thực hiện những phương pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, bạn nên học cách nhận biết tình trạng này. Ngộ độc thực phẩm ban đầu sẽ gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày hoặc buồn nôn. Tuy nhiên, nếu bạn có những dấu hiệu sau, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Sốt cao (trên 39ºC)
  • Tiêu chảy ra máu
  • Nôn thường xuyên
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
  • Mất nước, gây ra nhiều biểu hiện như khô miệng và cổ họng, cảm thấy chóng mặt khi đứng lên

Phòng chống ngộ độc thực phẩm

Nếu bạn hoặc người thân thuộc dạng người dễ bị ngộ độc thực phẩm, hãy tìm hiểu về những thức ăn cần tránh và các biện pháp bạn có thể thực hiện để hạn chế ngộ độc.

Những thực phẩm không nên ăn bao gồm:

  • Thức ăn chưa được nấu chín (thịt heo, bò, gia cầm, trứng hoặc hải sản)
  • Rau sống hoặc chỉ mới trụng qua
  • Sữa và trái cây chưa tiệt trùng
  • Phô mai tươi
Giữ gìn vệ sinh chính là cách phòng ngừa ngộ độc tốt nhất.

Giữ gìn vệ sinh chính là cách phòng ngừa ngộ độc tốt nhất.

Những biện pháp giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

1. Vệ sinh sạch sẽ

Cách phòng chống ngộ độc thực phẩm đơn giản nhất chính là vệ sinh sạch sẽ. Bạn cần rửa tay và vệ sinh bàn làm việc hay học tập thường xuyên. Đó là những nơi mà vi khuẩn thường tồn tại và tay bạn sẽ tiếp xúc thường xuyên với chúng. Những vi trùng có hại cũng có mặt nhiều nơi trong nhà bạn như nhà bếp, các đồ gia dụng, tay nắm cửa, khăn lau chùi,…

2. Phân loại thực phẩm

Bạn cần tách các loại thịt đỏ, gia cầm, hải sản và bảo quản riêng biệt trong tủ lạnh sau khi mua về. Dự trữ thực phẩm đúng cách sẽ làm giảm tình trạng lây nhiễm chéo vi khuẩn cho nhau.

Đối với thịt sống, bạn luôn phải đựng trong hộp kín và giữ ở ngăn cuối cùng trong tủ lạnh để đảm bảo không dính vào những thực phẩm khác, đặc biệt là những thức ăn sử dụng không cần qua chế biến như trái cây, rau làm salad.

3. Nấu ăn

Khi nấu ăn, bạn nên chú ý điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp, vừa đủ tiêu diệt vi khuẩn có hại. Hãy đảm bảo rằng thịt đã chín kỹ, không còn màu hơi hồng ở bên trong thớ thịt.

Sử dụng thớt khác nhau cho các loại thực phẩm. Bạn nên dùng thớt riêng cho thực phẩm sống và chín. Chẳng hạn một thớt dùng riêng cho rau, củ, trái cây và một thớt chỉ dành cho thịt, cá, hải sản tươi sống. Việc này giúp tránh lây nhiễm vi khuẩn sang các đồ ăn sắp được sử dụng ngay.

4. Sử dụng tủ lạnh

Bạn nên giữ nhiệt độ trong tủ lạnh dưới 4ºC để hạn chế mầm bệnh sinh sôi. Ngoài ra, nếu muốn cho đồ ăn sau khi nấu vào tủ lạnh, hãy để nguội sau khoảng 2 giờ (hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài khoảng 32ºC).

5. Kiểm tra hạn sử dụng

Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, bạn không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng ngay cả khi trông nó còn ngon lành và chưa có mùi lạ. Các nhà sản xuất đã nghiên cứu, thử nghiệm để có thể đảm bảo an toàn cho bạn trong thời gian sử dụng. Sau khoảng thời gian đó, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trong thực phẩm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu bạn ăn phải.

Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những cách phòng chống ngộ độc thực phẩm hiệu quả.

Nếu bạn đang tìm hiểu về bảo hiểm du lịch và cần một công ty quản lý bảo hiểm có thương hiệu uy tín và minh bạch, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Pacific Cross Việt Nam. Chúng tôi có 60 năm kinh nghiệm, có thể đảm bảo cho bạn những quyền lợi bảo hiểm du lịch tốt nhất với chính sách minh bạch, rõ ràng. Các gói bảo hiểm du lịch của Pacific Cross Việt Nam đều đảm bảo phù hợp với tài chính và nhu cầu của khách hàng.

Hãy liên hệ với Pacific Cross Việt Nam để được tư vấn gói bảo hiểm du lịch phù hợp nhất cho chuyến đi của bạn! 


Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo:

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.