Back to top

Nứt hậu môn là bệnh gì? Điều trị nứt hậu môn

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

Nứt hậu môn là một bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị bón. Khi bệnh nhân bị bón, phân tồn đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ to ra và rất cứng do nước bị tái hấp thu hết.

Lúc bệnh nhân đi tiêu, động tác gắng sức rặn làm rách hoặc nứt hậu môn. Một khi hậu môn bị nứt thì người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khó chịu, đặc biệt là sau mỗi lần đi tiêu.

Nếu chẳng may bệnh xảy ra ở trẻ em, trẻ có thể sẽ sợ đi tiêu và nhịn đi tiêu. Điều này làm cho tình trạng táo bón tồi tệ hơn và bệnh nứt hậu môn có thể trở thành mãn tính.

Vậy nứt hậu môn phải làm sao? Căn bệnh này có thể điều trị hay không? Hãy tham khảo bài viết sau đây bạn nhé!

Nứt hậu môn là bệnh gì?

Bệnh nứt kẽ hậu môn được biểu hiện bằng những vết rách ở niêm mạc trực tràng thấp (ống hậu môn) gây đau dữ dội và chảy máu trong và sau khi đi tiêu. Nứt hậu môn cấp tính trông giống như vết giấy rách. Tình trạng rách hậu môn mãn tính có những vết rách và hai mẫu da thừa, một ở trong và một ở ngoài.

nứt hậu môn

Nứt hậu môn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày

Bệnh thường không gây ra tình trạng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, các vết nứt cấp tính sẽ tự lành trong vòng 4-6 tuần. Đa số các vết nứt hậu môn sẽ hết khi áp dụng phương pháp điều trị đơn giản, chẳng hạn như tăng lượng chất xơ ăn vào hoặc ngâm hậu môn trong nước. Nếu bệnh không cải thiện với những phương pháp điều trị và tồn tại hơn 8-12 tuần được coi là mãn tính. Nứt hậu môn mãn tính cần dùng thuốc hoặc thậm chí phẫu thuật hạn chế tổn thương cơ hậu môn cũng như ngăn ngừa tái phát.

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nứt hậu môn là gì?

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nứt hậu môn là:

  • Chảy máu đỏ dính trên giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh hoặc một vài giọt trên bồn cầu. Máu có màu đỏ tươi tách biệt với phân;
  • Đau trong khi đi tiêu;
  • Đau sau khi đi tiêu có thể kéo dài đến vài giờ;
  • Ngứa hoặc kích thích xung quanh hậu môn;
  • Nứt da xung quanh hậu môn;
  • Mẫu da thừa gần vết nứt hậu môn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

nứt hậu môn

Nhận biết tình trạng rách hậu môn ra sao?

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nứt hậu môn?

Nguyên nhân thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Do phân vón cục lớn và cứng;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy mạn tính;
  • Viêm vùng hậu môn trực tràng;
  • Bệnh Crohn hoặc viêm ruột;
  • Lưu lượng máu giảm ở vùng hậu môn trực tràng;
  • Việc sinh đẻ gây ra chấn thương ống hậu môn.

Trong trường hợp hiếm, bệnh có thể phát triển do:

  • Ung thư trực tràng;
  • HIV;
  • Lao;
  • Giang mai;

Những ai thường mắc phải bệnh nứt hậu môn?

Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nứt hậu môn?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi;
  • Táo bón;
  • Sinh đẻ;
  • Bệnh Crohn;
  • Giao hợp qua ngả hậu môn.
nứt hậu môn

Cần phải điều trị nứt hậu môn càng sớm càng tốt

Điều trị nứt hậu môn

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nứt hậu môn?

Trước khi điều trị nứt kẽ hậu môn, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám hậu môn và quan sát khe nứt. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khám trực tràng bằng cách đưa một ngón tay đeo găng vào ống hậu môn hoặc sử dụng một ống ngắn có đèn soi để kiểm tra ống hậu môn.

Trong khi khám, bác sĩ cũng có thể tìm hiểu xem có bệnh nào khác gây ra nứt hậu môn như bệnh Crohn hoặc viêm ruột cũng như làm các xét nghiệm, bao gồm:

  • Soi đại tràng sigma: được thực hiện nếu bạn dưới 50 tuổi và không có yếu tố nguy cơ cho bệnh đường ruột hoặc ung thư đại tràng;
  • Nội soi đại tràng: được thực hiện nếu bạn có tuổi lớn hơn 50 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng, dấu hiệu của bệnh lý khác hoặc các triệu chứng khác như đau bụng hoặc tiêu chảy.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nứt hậu môn?

Nứt hậu môn cấp tính thường lành trong vòng một vài tuần khi thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như tăng tiêu thụ các chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp làm mềm phân. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bạn có thể sẽ cần phải tiếp tục chữa nứt kẽ hậu môn bằng những cách sau:

  • Bôi nitroglycerin bên ngoài (Rectiv®);
  • Bôi kem gây tê như lidocain hydroclorid (Xylocaine®);
  • Tiêm botulinum toxin loại A (Botox®);
  • Uống thuốc huyết áp như nifedipine (Procardia®) hoặc diltiazem (Cardizem®) làm giãn cơ vòng hậu môn;
  • Phẫu thuật nên chỉ được đề nghị trong các trường hợp nứt hậu môn mãn tính.

Những thói quen sinh hoạt nào có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nứt hậu môn?

Bên cạnh những cách chữa nứt kẽ hậu môn, bạn có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống: như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc;
  • Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa táo bón;
  • Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và tăng lưu lượng máu đến tất cả các phần của cơ thể có thể thúc đẩy chữa nứt hậu môn;
  • Tránh rặn quá mức trong khi đi tiêu. Rặn tạo ra áp lực gây ra vết rách mới hoặc rách vết nứt hậu môn đã lành. Bạn nên sắp xếp thời gian mỗi ngày để đi tiêu thoải mái nhất.

Cách hiệu quả nhất phòng ngừa nứt hậu môn tái phát là ngăn ngừa táo bón. Ngoài những bệnh lý đặc biệt, nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là chế độ ăn ít chất xơ và ít uống nước, vận động. Bạn hoàn toàn có khả năng chữa khỏi táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt khoa học.

Ngoài ra, tập thói quen đi tiêu vào cùng một khoảng thời gian trong ngày cũng rất hữu hiệu trong việc phòng tránh táo bón. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:


​​Nguồn tham khảo

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.