Back to top

Vì sao bệnh đột quỵ ngày nay lại gia tăng đáng kể?

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

Đột quỵ có chữa được không, có nguy hiểm không, chữa trị thế nào,… Những câu hỏi này là đề tài nóng trong các cuộc thảo luận về sức khỏe thời gian gần đây, do số ca đột quỵ có xu hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ được ghi nhận tại Việt Nam. Trong đó, khoảng 11.000 người không qua khỏi. Đột quỵ giờ đây không chỉ đe dọa đến một nhóm tuổi nhất định, mà là nỗi lo của cả cộng đồng.

Hãy trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững vàng để ngăn ngừa và ứng phó với đột quỵ trong những trường hợp khẩn cấp. Bài viết sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về tình trạng này. 

1. Đột quỵ là gì? Đột quỵ có chữa được không?

Đột quỵ có chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời gian chữa trị. Vì phát hiện và chữa trị càng sớm sẽ càng giảm thiểu được độ nguy hiểm. Chính xác hơn là hạn chế được mức độ tổn thương não và các biến chứng.

Vậy đột quỵ là gì? Đột quỵ được hiểu là tình trạng xảy ra khi tuần hoàn máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm xuống dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và oxy ở các mô não. Khi không nhận được đủ oxy từ máu, tế bào não sẽ bắt đầu chết dần. Thời gian diễn ra tình trạng đột quỵ thường chỉ trong vài phút.

Ngoài việc tìm hiểu đột quỵ có chữa được không, cần nắm được các phân loại của căn bệnh này. Để có thể nhận biết và xử trí kịp thời khi gặp phải trường hợp đột quỵ nào đó. Hiện nay bệnh đột quỵ được chia ra thành 3 loại khác nhau bao gồm:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi sự tắc nghẽn trong động mạch, chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ. Tình trạng này được phân thành 2 nguyên nhân là đột quỵ do huyết khối và đột quỵ do tắc mạch. 
  • Đột quỵ do xuất huyết.
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua.
Đột quỵ có chữa được không - các loại đột quỵ

Đột quỵ có chữa được không – các loại đột quỵ

2. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ là động mạch bị tắc nghẽn (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) và rò rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não, được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) và không gây ra các triệu chứng lâu dài. Nên trong trường hợp này, có thể trả lời câu hỏi đột quỵ có chữa được không là có thể chữa được!

Theo trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) NCBI[1], các nguyên do cụ thể phổ biến dẫn đến bệnh đột quỵ ở người cao tuổi đến từ các yếu tố như tăng huyết áp, bệnh tim (bao gồm cả rung nhĩ) và đái tháo đường. Trong báo cáo này cũng cho biết rằng có 1.008 bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi ở Phần Lan, nguyên nhân mắc phải các cơn đột quỵ đến từ việc rối loạn lipid máu (60%), hút thuốc (44%) và tăng huyết áp (39%). 

Để ngăn nỗi lo lắng rằng bệnh đột quỵ có chữa được không, hãy tham khảo một vài yếu tố gây bệnh sau để phòng tránh:

Lối sống không lành mạnh

  • Không hoạt động thể chất, ăn uống không điều độ dẫn đến thừa cân hoặc béo phì
  • Uống nhiều rượu bia
  • Sử dụng ma túy bất hợp pháp như cocaine và methamphetamine. 
  • Thức khuya
  • Lao động quá sức 
  • Tắm đêm. 

Yếu tố bệnh lý

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Khó thở khi ngủ
  • Bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim bất thường
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua
  • Bị nhiễm COVID-19. 

Các yếu tố khác

  • Tuổi tác: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác.
  • Giới tính: Đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ. 
  • Nội tiết tố: Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. 

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

3. Nhận biết nhanh dấu hiệu đột quỵ 

Đột quỵ có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời gian. Vì các cơn đột quỵ thường diễn ra rất bất ngờ và đột ngột. Chính vì thế, nếu bạn bắt gặp người thân có những dấu hiệu như sau thì hãy nhanh chóng gọi điện cho cấp cứu để giúp đỡ bệnh nhân kịp thời. 

  • Đau đầu dữ dội có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt, mất đi ý thức.
  • Không giữ được thăng bằng dẫn đến té ngã. 
  • Bị tê hoặc liệt một bên tay hoặc chân. 
  • Các vấn đề về nhìn ở một hoặc cả hai mắt. Người bị đột quỵ có thể đột nhiên bị mờ mắt hoặc không còn nhìn thấy xung quanh.
  • Khó khăn trong việc nói chuyện: người bệnh có thể chưa bất tỉnh nhưng không thể nói rõ thành câu chữ. 

4. Vì sao đột quỵ có xu hướng trẻ hóa? 

Bệnh đột quỵ và nỗi lo đột quỵ có chữa được không là những băn khoăn chung về sức khỏe của nhiều người. Đáng báo động hơn khi tình trạng này ngày càng trẻ hóa và số người mắc bệnh dưới 45 tuổi tăng dần mỗi năm. Theo nghiên cứu, một số yếu tố về lối sống và sinh hoạt của người trẻ đã tạo cơ hội cho căn bệnh này phát triển. Một số ví dụ điển hình như: 

  • Áp lực từ cuộc sống 
  • Lao lực
  • Thừa cân 
  • Lười vận động
  • Tiền sử cao huyết áp nhưng không được điều trị đúng cách
  • Lạm dụng chất kích thích 
  • Dùng quá nhiều thuốc tránh thai 
  • Bệnh di truyền: rối loạn đông máu, tim mạch, phình động mạch, đau nửa đầu mãn tính,…

5. Xử trí khi gặp đột quỵ như thế nào?

Nút thắt quan trọng trả lời cho câu hỏi liệu đột quỵ có chữa được không chính là thời gian. Nếu gặp phải người bệnh có các dấu hiệu hãy nhanh chóng xử trí theo các bước sau: 

  • Gọi đến số điện thoại cấp cứu 115;
  • Mô tả cụ thể tình trạng của người bệnh một cách cụ thể nhất;
  • Khi chờ xe cứu thương, bạn nên đặt người bệnh nằm nghiêng đầu một bên để tránh bị sặc đường thở;
  • Tháo bớt nút áo, dây nịt cho cơ thể bệnh nhân thoải mái; 
  • Kiểm tra ý thức và hô hấp của người bệnh. Nếu tim ngừng đập thì bạn có thể tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực hoặc gọi điện cho nhân viên y tế hỏi cách hô hấp nhân tạo;
  • Lau sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh.
Cấp cứu người bị đột quỵ

Cấp cứu người bị đột quỵ

6. Cách phòng ngừa đột quỵ

Để ngăn nỗi lo lắng rằng đột quỵ có chữa được không, bạn cần tìm hiểu cách phòng ngừa đột quỵ. Cần có một lối sống lành mạnh để phòng ngừa đột quỵ, bao gồm các yếu tố sau:

Yếu tố bệnh lý

  • Kiểm soát huyết áp: Là yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Giảm huyết áp còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cục bộ.
  • Giảm lượng cholesterol: Và cả chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Vì đây là những chất gây ra  sự tích tụ trong động mạch. Nếu bạn không thể kiểm soát lượng cholesterol bằng việc thay đổi chế độ ăn. Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ, để được kê đơn thuốc giảm cholesterol.
  • Bệnh tiểu đường: Ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân có thể giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Chế độ ăn và cân nặng

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đây là tác nhân gây huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường.
  • Chế độ ăn: Ăn nhiều trái cây và rau quả. Chế độ ăn uống bao gồm nhiều chất xơ và vitamin hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Các thói quen sinh hoạt khác

  • Rượu bia: Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ. Do chúng gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Rượu cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Tuy nhiên, một lượng rượu nhỏ mỗi ngày, có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và giảm đông máu.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ cho cả người hút lẫn người hít phải khói thuốc. 
  • Vận động: Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm huyết áp. Giúp tăng lượng cholesterol tốt và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim. Đây cũng là cách giúp giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng. Hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp,…

Pacific Cross Việt Nam có cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Nguồn tham khảo:

Stroke

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113

Stroke

https://www.medicinenet.com/stroke_symptoms_and_treatment/article.htm

Types of Stroke

https://www.cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.