Nội dung bài viết / Table of Contents
This post is also available in: English
Viêm tiểu phế quản là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, khi các tiểu phế quản chưa phát triển toàn diện. Nếu hệ hô hấp ở lứa tuổi này bị virus tấn công, các tiểu phế quản chưa hoàn chỉnh còn rất yếu cho nên dễ bị hẹp hoặc phù nề khi viêm, gây ra các triệu chứng khó thở và khò khè. Bệnh thường chỉ xảy ra 1 đến 2 lần trong giai đoạn tuổi này, nhưng đôi khi dễ nhầm lẫn với hen suyễn hoặc viêm phổi.
Bệnh viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp. Bệnh gây viêm và tắc nghẽn trong đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) của phổi. Viêm tiểu phế quản hầu như luôn do một loại virus gây ra. Thông thường, thời gian cao điểm của bệnh viêm tiểu phế quản là trong những tháng mùa đông.
Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường có các triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường, nhưng sau đó sẽ có ho, thở khò khè và đôi khi khó thở. Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, thậm chí một tháng.
Hầu hết trẻ em sẽ cải thiện bệnh khi được chăm sóc tại nhà, một số rất ít phải nhập viện.
Các biến chứng của viêm tiểu phế quản nặng bao gồm:
Những triệu chứng phổ biến của viêm tiểu phế quản bao gồm:
Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bé bị viêm tiểu phế quản, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:
Những triệu chứng trên cực kì quan trọng nếu con bạn nhỏ hơn 12 tuần tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ khác của viêm tiểu phế quản – bao gồm sinh non hoặc bệnh tim phổi.
Viêm tiểu phế quản do virus tấn công đường hô hấp nhỏ trong phổi và gây nhiễm trùng, làm cho các tiểu phế quản sưng lên và viêm. Chất nhầy tích tụ ở đường dẫn khí làm cho các luồng không khí gặp khó khăn khi đi vào và đi ra.
Hầu hết các trường hợp viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. RSV là loại virus thường lây nhiễm ở trẻ em dưới tuổi 2. Các đợt bùng phát nhiễm virus RSV xảy ra vào mùa đông. Viêm tiểu phế quản cũng có thể do một số virus khác gây ra, bao gồm virus gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Trẻ sơ sinh có thể bị tái nhiễm RSV vì tồn tại ít nhất hai chủng này.
Các virus gây viêm tiểu phế quản dễ lây lan. Bạn có thể bị nhiễm chúng qua các giọt nước trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói. Bạn cũng có thể nhiễm bệnh khi chạm vào một số vật dụng chung, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi và sau đó chạm vào mắt, mũi hay miệng.
Viêm tiểu phế quản là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ thường có thể xác định bệnh bằng cách quan sát trẻ và nghe phổi bằng ống nghe. Nếu con bạn có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản nặng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm, bao gồm:
Bác sĩ cũng có thể kiểm tra trẻ các dấu hiệu mất nước, đặc biệt nếu con bạn không ăn uống hoặc bị nôn mửa. Các dấu hiệu mất nước bao gồm mắt trũng, miệng và da khô, chậm chạp, ít hoặc không đi tiểu.
Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản tại nhà. Hãy cho con bạn uống nhiều nước để tránh mất nước. Nếu bé bị nghẹt mũi, sử dụng ống hút để hút bỏ chất nhầy. Thuốc hạ sốt (chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen) có thể giúp bé hạ sốt. Bạn đừng dùng aspirin cho trẻ dưới 2 tuổi vì bé sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye. Bạn không nên tự mua thuốc ho và thuốc cảm để dùng. Bạn cần thận trọng với thuốc, hãy đọc và làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn.
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn phế quản nếu con bạn có dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Trong trường hợp nặng, trẻ có thể cần phải ở lại bệnh viện hoặc thở oxy.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Viêm tiểu phế quản nhẹ có thể điều trị tại nhà, các trường hợp nặng như khó thở nhiều, thở nhanh, bỏ ăn hoặc ói… thì trẻ cần được nhập viện theo dõi điều trị.
Nhưng dù vậy, trẻ vẫn cần được thăm khám bởi một bác sĩ nhi khoa để giúp loại trừ những bệnh nghiêm trọng hơn có triệu chứng tương tự như hen suyễn hay viêm phổi. Ba mẹ hãy cho trẻ uống nước thường xuyên, đặc biệt khi trẻ ói và dùng thuốc theo toa hướng dẫn của bác sĩ, nếu bệnh nhẹ thì sẽ khỏi trong khoảng 7–10 ngày.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn quan tâm: Viêm phế quản cấp là bệnh gì?
Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.
Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Nguồn tham khảo