Back to top

Các loại bệnh tim mạch phổ biến: dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhưng chỉ cần bạn quan tâm và có kế hoạch chăm sóc khoa học thì bệnh tim có thể được phòng ngừa. Trái tim có nhiệm vụ quan trọng là thông qua các mạch máu để mang oxy đi nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể và duy trì sự sống cho con người. Nếu một trong các bước hoạt động của tim xảy ra vấn đề thì bệnh tim có thể xảy ra. 

Hãy theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu thêm các chủ đề xoay quanh bệnh tim như: bệnh tim mạch là gì, cách chữa, người bệnh nên ăn gì, cũng như cách phòng ngừa như thế nào nhé. 

1. Bệnh tim mạch là gì? Có những loại nào?

Bệnh tim mạch là từ dùng chung để miêu tả các tình trạng bệnh ảnh hưởng đến chức năng tim, bao gồm: 

  • Liên quan đến mạch máu như bệnh mạch vành tim
  • Các vấn đề về nhịp tim như rối loạn nhịp tim
  • Dị tật tim bẩm sinh 
  • Van tim có vấn đề
  • Bệnh cơ tim
  • Nhiễm trùng tim

2. Dấu hiệu nhận biết của các loại bệnh tim mạch

Mỗi triệu chứng của bệnh tim mạch sẽ phụ thuộc vào loại bệnh tim gặp phải. Sau đây là dấu hiệu nhận biết các loại bệnh phổ biến:

Bệnh động mạch vành

Đây là tình trạng các mảng bám gây tắc nghẽn những động mạch cung cấp máu cho tim, làm tim cứng lại, thu hẹp đi và lượng máu cung cấp cho tim bị giảm. Khi đó, tim nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng dơn, dần dần sẽ gia tăng nguy cơ bị suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.

Hơn nữa, khi mảng bám tích tụ trong động mạch, hay còn gọi là chứng xơ vữa động mạch, có thể bị vỡ do tắc nghẽn và khiến máu ngừng lưu thông. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau tim.

Mỗi loại bệnh tim sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Mỗi loại bệnh tim sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Sau đây là một số  triệu chứng bệnh tim mạch vành: 

  • Đau ngực hay đau thắt ngực, những cơn đau này có thể lan tỏa hoặc di chuyển đến cánh tay, cổ, lưng.
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim không đều

Dị tật tim bẩm sinh

Một người khi vừa mới sinh ra đã có một số vấn đề ở tim, bao gồm: 

  • Van tim: Các van có thể không mở đúng cách hoặc bị rò rỉ máu.
  • Dị tật vách ngăn: Có lỗ hổng nhỏ ở giữa các ngăn dưới hoặc các ngăn trên của tim.
  • Suy tim: Thiếu một trong các van tim.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi tìm ra các dị tật tim bẩm sinh là chúng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào và chỉ có thể phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Rối loạn nhịp tim

Đây là tình trạng nhịp tim không đều do các xung điện điều phối nhịp tim không hoạt động chính xác. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của rối loạn nhịp tim như: 

  • Nhịp tim nhanh 
  • Nhịp tim chậm
  • Co thắt sớm
  • Rung tâm nhĩ

Nhồi máu cơ tim 

Đây là tình trạng máu lưu thông đến tim bị gián đoạn và có thể làm hỏng hoặc phá hủy một phần cơ tim. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim: 

  • Cảm giác căng tức, đau, bị ép chặt ở ngực
  • Cơn đau lan đến cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng
  • Một cảm giác tương tự như chứng ợ nóng hoặc khó tiêu
  • Buồn nôn và đôi khi nôn mửa
  • Đổ nhiều mồ hôi và khó thở
  • Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt
  • Ho hoặc thở khò khè, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi

Bệnh cơ tim

Trong giai đoạn đầu của bệnh cơ tim thường không có triệu chứng. Khi bệnh chuyển biến xấu, một số triệu chứng sau sẽ bắt đầu xuất hiện như: 

  • Khó thở khi hoạt động hoặc khi nghỉ ngơi
  • Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim bất thường, cảm thấy nhanh, đập thình thịch hoặc rung rinh
  • Chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu
Bệnh tim ở giai đoạn đầu hầu như sẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Bệnh tim ở giai đoạn đầu hầu như sẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Nhiễm trùng tim

Viêm nội tâm mạc là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến lớp lót bên trong của buồng tim và van tim. Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng tim có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi
  • Sưng ở chân hoặc bụng 
  • Thay đổi nhịp tim 
  • Ho khan
  • Phát ban trên da hoặc xuất hiện các nốt bất thường

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Một số nguyên nhân gây bệnh tim mạch, bao gồm: 

  • Tổn thương tất cả hoặc một phần của tim
  • Các mạch máu dẫn đến hoặc từ tim xảy ra vấn đề
  • Oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho tim bị thiếu
  • Rối loạn nhịp tim
  • Van tim bị rò rỉ
  • Di truyền

Ngoài ra, một số yếu tố lối sống và điều kiện y tế cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim như: 

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Hút thuốc
  • Sử dụng nhiều rượu, bia hoặc các đồ uống có cồn
  • Báo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Tiền sử tiền sản giật khi mang thai
  • Chứng bệnh ngưng thở lúc ngủ
  • Căng thẳng và lo lắng trong thời gian dài

4. Bị bệnh tim mạch có chữa được không?

Tùy vào tình trạng thực tế và loại bệnh tim mạch mắc phải, các phương pháp điều trị bệnh tim sẽ được chỉ định cụ thể. Sau đây là một số phương pháp chữa bệnh có thể được áp dụng như: 

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc sau sẽ được chỉ định điều trị như:

  • Thuốc chống đông máu
  • Các liệu pháp chống kết tập tiểu cầu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chẹn kênh canxi 
  • Thuốc giảm cholesterol
  • Digitalis: Các chế phẩm có thể làm tăng lực bơm máu cho tim và hỗ trợ điều trị suy tim.  
  •  Thuốc lợi tiểu
Điều trị vấn đề ở tim chủ yếu sẽ là sử dụng thuốc uống.

Điều trị vấn đề ở tim chủ yếu sẽ là sử dụng thuốc uống.

Phẫu thuật

Tiến hành phẫu thuật tim có thể giúp điều trị tắc nghẽn và các vấn đề về tim khi thuốc không hiệu quả, bao gồm:

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
  • Thay thế hoặc sửa chữa van tim
  • Cấy ghép các thiết bị như máy tạo nhịp tim, ống thông bóng và các thiết bị khác có thể giúp điều hòa nhịp tim hoặc hỗ trợ lưu lượng máu.
  • Phẫu thuật mê cung giúp tạo ra các đường dẫn mới cho các tín hiệu điện đi qua. 

5. Chăm sóc người bệnh tim mạch như thế nào?

Ngoài việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật thì bệnh tim có thể được cải thiện, thậm chí là ngăn ngừa, khi người bệnh thay đổi lối sống. Sau đây là một số thay đổi giúp cải thiện sức khỏe tim mạch: 

  • Bỏ thuốc lá: đây là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng của bệnh.
  • Kiểm soát huyết áp, lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên: giúp duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời kiểm soát bệnh tiểu đường, cholesterol cao và huyết áp cao – tất cả các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. 
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và ít chất béo bão hòa sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Quản lý căng thẳng: Các  thư giãn cơ và hít thở sâu sẽ giúp giảm căng thẳng. 

Ngoài ra, việc duy trì khám sức khỏe định kỳ là một trong những biện pháp hữu ích giúp phát hiện sớm để điều trị kịp thời hoặc tìm cách ngăn ngừa bệnh tim mạch phát triển. Tuy nhiên, mỗi lần khám bệnh đều có thể phát sinh các khoản chi phí không lường trước được và bạn đang băn khoăn về việc dự trù tài chính cho mảng chăm sóc sức khỏe cá nhân. 

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã rút ra được những kinh nghiệm để chăm sóc tốt hơn sức khỏe tim mạch của bản thân và gia đình. 

Ngoài ra, để chăm sóc cho người thân tốt hơn, bạn có thể lựa chọn gói bảo hiểm sức khỏe Master của Pacific Cross Việt Nam. Đây là hình thức có thể giúp bạn giải quyết tất cả những lo âu và trăn trở về vấn đề sức khỏe của bản thân hoặc gia đình. Đây là chương trình được thiết kế dành riêng cho những ai mong muốn chăm sóc y tế toàn diện với mức chi phí vừa phải và được bảo hiểm toàn cầu vào bất cứ khi nào cần. 

Hãy liên hệ ngay với Pacific Cross Việt Nam để được tư vấn miễn phí.

Nguồn tham khảo

Heart Disease (Cardiovascular Disease, CVD)

https://www.medicinenet.com/heart_disease_coronary_artery_disease/article.htm

Everything you need to know about heart disease

https://www.medicalnewstoday.com/articles/237191

How to spot and treat a heart attack

https://www.medicalnewstoday.com/articles/151444

Heart disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/diagnosis-treatment/drc-20353124

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.