Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc của dạ dày ruột ở người, thường do nhiễm trùng. Một số người có thể nghĩ rằng họ bị cúm dạ dày nhưng thuật ngữ chính xác hơn là viêm dạ dày ruột.
Bệnh viêm dạ dày ruột là gì?
Hầu hết các bệnh nhân nhiễm trùng gây ra bởi một loại virus nhưng cũng có thể gây ra do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Các vi sinh vật này lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với người bệnh.
Các vấn đề thường gặp nhất với viêm dạ dày ruột là mất nước. Điều này xảy ra khi bạn bị mất quá nhiều chất lỏng do nôn mửa và bị tiêu chảy.
Bệnh viêm dạ dày ruột có thể do tác động của vi khuẩn, virus, hãy giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh bệnh tật.
Mức độ phổ biến của viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến, ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, ở người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là rửa tay thường xuyên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng viêm dạ dày ruột
Những dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày ruột là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột thường gặp là:
- Đau hoặc co thắt bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và ói mửa
- Giảm cân
- Sốt
- Ớn lạnh hoặc đau đầu.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng này có thể xảy ra 1–3 ngày sau khi bị nhiễm và thường kéo dài 1–2 ngày hoặc có thể đến 10 ngày.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu của bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Phân lỏng liên tục trong 24 giờ hoặc có máu trong phân
- Ói mửa kéo dài hơn 2 ngày hoặc nôn ra máu
- Nếu bạn bị mất nước (dấu hiệu bao gồm khát nước, khô miệng, nước tiểu vàng đậm, ít hoặc không có nước tiểu, chóng mặt)
- Sốt từ 40°C trở lên.
Đối với trẻ sơ sinh và ở trẻ em nhỏ, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu con bạn:
- Bị sốt cao 38,9°C
- Nhõng nhẽo hay cáu kỉnh
- Có vẻ uể oải hay yếu
- Tiêu chảy ra máu
- Có dấu hiệu mất nước
- Nôn mửa kéo dài hơn vài giờ
- Tã không ướt trong vòng 6 giờ
- Giấc ngủ bất thường.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột
Nguyên nhân nào gây ra viêm dạ dày ruột?
Stress và căng thẳng cũng là một nguyên nhân khiến bệnh viêm dạ dày ruột trở nên nặng hơn, hãy tìm cách giảm stress.
Viêm dạ dày ruột có thể gây ra do nhiễm virus, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Các vi sinh vật này thường lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và tiếp xúc từ người bệnh.
Đối với nhiễm virus, loại virus phổ biến nhất gây ra bệnh lý viêm dạ dày ruột là norovirus và rotavirus.
Trong một số trường hợp hiếm, vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột là vi khuẩn E.coli và salmonella. Những loại này thường là nguyên nhân tìm thấy trong thịt gia cầm chưa nấu chín hoặc trứng bị ô nhiễm.
Nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm dạ dày ruột như:
- Người cao tuổi thường có hệ thống miễn dịch yếu khiến họ dễ bị nhiễm trùng hơn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có hệ thống miễn dịch yếu.
- Hệ thống miễn dịch yếu. Các tình trạng sức khỏe có thể làm giảm hệ miễn dịch như HIV và AIDS cũng như sau hóa trị.
- Các khu vực nước kém vệ sinh. Nếu khu vực bạn sống hạn chế sử dụng nước sạch, bạn có nhiều nguy cơ bị viêm dạ dày ruột.
- Vệ sinh kém. Khi không rửa tay thường xuyên, bạn có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Chẩn đoán & điều trị viêm dạ dày ruột
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên về phương pháp điều trị của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm dạ dày ruột?
Để cung cấp cho bạn một chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể thực hiện các việc sau đây:
- Kiểm tra bệnh sử và khám thực thể
- Kiểm tra mẫu phân tìm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm dạ dày ruột?
Bệnh viêm dạ dày ruột có thể khiến bạn mệt mỏi, suy nhược, hãy nghỉ ngơi đủ giấc để tăng cường sức khỏe.
Lựa chọn điều trị cho viêm dạ dày ruột hay viêm dạ dày ruột cấp thường liên quan đến nghỉ ngơi thật nhiều và uống nước. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để quản lý và giảm triệu chứng. Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, bạn có thể được kê toa kháng sinh.
Nếu nghi ngờ mình bị viêm dạ dày ruột, bạn nên:
- Dừng ăn trong một vài giờ để dạ dày được nghỉ ngơi.
- Uống nhiều chất lỏng.
- Dần dần bắt đầu ăn những thức ăn dễ tiêu hóa. Những thực phẩm này có thể bao gồm bánh quy giòn, chuối hoặc cháo.
- Tránh sữa, rượu, cà phê, thực phẩm rắn hoặc béo.
- Nghỉ ngơi nhiều.
Điều trị viêm dạ dày ruột bằng thuốc
Các loại thuốc thông dụng được sử dụng để điều trị viêm dạ dày ruột bao gồm:
- Kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra viêm dạ dày ruột. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần phải được chỉ định bởi bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng và thời gian để tránh các tác dụng phụ.
- Thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau và giảm sưng viêm, tuy nhiên cần hạn chế sử dụng để tránh tác dụng phụ.
- Thuốc kháng acid: Những thuốc kháng acid như prochlorperazine và ondansetron có thể giúp cân bằng axit dạ dày và giảm các triệu chứng đầy hơi, trào ngược, nôn mửa và khó tiêu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian để tránh các tác dụng phụ.
Bệnh viêm dạ dày ruột có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, hãy điều trị và phòng ngừa kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bị viêm dạ dày ruột
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm dạ dày ruột?
Lối sống sau và biện pháp khắc phục có thể giúp bạn đối phó với viêm dạ dày đường ruột:
- Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nhiều chất lỏng
- Rửa tay thường xuyên đặc biệt là sau khi đi vệ sinh
- Bắt đầu ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa
- Thực hành các phương pháp vệ sinh thích hợp khi xử lý thực phẩm.
Viêm dạ dày ruột kiêng gì ?
Để giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị, bạn có thể áp dụng các biện pháp kiêng khem sau đây:
- Hạn chế thực phẩm có chất kích thích: như cà phê, trà, rượu, bia, nước có ga, chocolate và đồ uống có cồn có thể kích thích dạ dày và tăng sản xuất acid dạ dày, gây ra khó chịu cho người bệnh.
- Tránh ăn đồ cay, nóng, dầu mỡ: Ăn các thực phẩm nóng hoặc cay có thể làm tăng cảm giác khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể gây ra sự khó chịu trong dạ dày.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ra viêm dạ dày ruột và tăng các triệu chứng khó chịu.
Cách chữa viêm dạ dày ruột hiệu quả cần được tư vấn và thăm khám kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa.
Hãy quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn cho sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.
Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân.
Thấu hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe, Pacific Cross Việt Nam hy vọng được đồng hành để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân thân trên chặn đường phía trước. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp cho từng yêu cầu và ngân sách khác nhau của khách hàng. Và để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại tin nhắn TẠI ĐÂY.
Bạn có thể bài viết liên quan đến chủ đề:
Nguồn tham khảo
- Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012 Bản in. Trang 293
- Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 145
- Gastroenteritis. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/viral-gastroenteritis/basics/definition/con-20019350
- Gastroenteritis. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000252.htm