Back to top

Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào? Những thông tin bạn cần biết

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Trong năm 2018, theo báo cáo từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC tại Hoa Kỳ đã ghi nhận tổng cộng 3.322 trường hợp mắc bệnh viêm gan B cấp tính và khoảng 862.000 người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính. 

Vì biểu hiện của viêm gan B giai đoạn đầu không rõ ràng nên nhiều người không biết mình đã nhiễm bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để hiểu hơn về cách phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này. Cùng tham khảo nhé! 

1. Viêm gan B là gì? Có bao nhiêu loại?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan có thể gây đe dọa đến tính mạng con người. Căn bệnh này do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Hiện nay, đây được xem là một vấn đề của sức khỏe toàn cầu. Nó có thể gây nhiễm trùng mãn tính dẫn đến xơ gan và ung thư gan khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Bệnh được chia thành 2 loại phổ biến là cấp tính và mãn tính.

  • Viêm gan B cấp tính: là tình trạng bệnh diễn ra ngắn hạn xảy ra trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi một người nào đó tiếp xúc với vi rút viêm gan B. Một số người bị viêm gan B cấp tính hoàn toàn không có triệu chứng hoặc chỉ bị bệnh nhẹ và cơ thể có thể tự loại bỏ vi-rút mà không cần điều trị. 
  • Viêm gan B mãn tính: người bệnh gặp phải tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng suốt đời. Theo thời gian, sức khỏe của gan sẽ dần suy yếu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Một số tổn thương thường gặp bao gồm: gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong.

bệnh viêm gan B

2. Bệnh viêm gan B có những triệu chứng gì?

Các dấu hiệu bệnh viêm gan B thường diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Khi bị vi-rút xâm nhập từ 2 tuần đến 4 tháng sau cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng báo hiệu nhiễm bệnh. Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm viêm gan B hầu hết không có các biểu hiện gì. 

Một số các triệu chứng của bệnh viêm gan B phổ biến bạn nên lưu ý bao gồm:

  • Thường xuyên bị đau và cứng bụng
  • Nước tiểu đậm màu
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Đau khớp
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Táo bón
  • Suy nhược và mệt mỏi
  • Vàng da và lòng trắng của mắt

Nếu bạn biết mình đã tiếp xúc với nguồn bệnh viêm gan B, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Điều trị dự phòng trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với vi-rút có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm cao.

3. Nguyên nhân và những yếu tố nào dẫn đến bị viêm gan B?

Nguyên nhân dẫn đến bị nhiễm viêm gan B là do tiếp xúc với máu, tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác của người bị bệnh. Vậy bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Một số nguồn lây chủ yếu đến từ:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Sử dụng chung kim tiêm để chích ma túy, xăm mình hoặc xỏ khuyên
  • Dùng chung các vật cá nhân có thể chứa dịch cơ thể như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ trang sức để xỏ khuyên và kềm cắt móng tay
  • Được điều trị tại các cơ sở y tế không khử trùng các vật dụng
  • Mẹ truyền sang con.

Viêm gan B không lây lan qua:

  • Hôn lên má hoặc môi.
  • Ho hoặc hắt hơi.
  • Ôm, bắt tay hoặc nắm tay.
  • Ăn thức ăn mà người bị nhiễm trùng đã chuẩn bị.
  • Cho con bú.

bệnh viêm gan B

4. Ai có nguy cơ cao nhiễm phải viêm gan B?

Do con đường lây lan của bệnh viêm gan B, những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao nhất bao gồm:

  • Trẻ em có mẹ bị nhiễm viêm gan B
  • Trẻ em được nhận làm con nuôi từ các nước có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao
  • Người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng
  • Những người sống cùng hoặc làm việc chung trong môi trường với người bị nhiễm viêm gan B mãn tính
  • Những người đang chạy thận. 

5. Bệnh viêm gan B có chữa khỏi không?

Trước khi tìm cách chữa bệnh viêm gan B, bác sĩ cần biết tình trạng sức khỏe của bạn đang như thế nào. Có ba cách chính để chẩn đoán nhiễm HBV. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm huyết thanh (hoặc huyết tương) cho biết hệ thống miễn dịch cơ thể bạn đang phản ứng với vi-rút như thế nào. Xét nghiệm máu cũng có thể cho bạn biết liệu bạn có miễn dịch với vi-rút viêm gan B hay không.
  • Siêu âm bụng: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để hiển thị kích thước và hình dạng của gan cũng như mức độ máu lưu thông qua gan.
  • Sinh thiết gan: Là phương pháp lấy một mẫu mô gan nhỏ trong cơ thể để gửi đến phòng thí nghiệm phân tích và chẩn đoán. 

Khi bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh của bạn thông qua việc chẩn đoán sẽ tiến hành các phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường việc chữa trị sẽ dựa trên loại viêm gan B mà bạn mắc phải là cấp tính hay mãn tính.

Đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng viêm gan B cấp tính:

Người bệnh sẽ không cần điều trị y tế mà thay vào đó, bác sĩ sẽ đề nghị nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh nhân có thể được kê một số loại thuốc hỗ trợ viêm gan trong trường hợp cần thiết.

Đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng viêm gan B mãn tính: 

Thông thường người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc. Có 7 loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị viêm gan B. Trong đó có 2 loại là interferon dạng tiêm và 5 loại thuốc kháng vi-rút khác là dạng viên nén.

Mặc dù hiện nay y học vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn cho người bị viêm gan B. Nhưng khi tình trạng được quản lý đúng cách, những người sống chung với virus có thể sinh hoạt như bình thường. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn và cai nghiện thuốc lá là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.

bệnh viêm gan B

6. Cách phòng ngừa viêm gan B

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm gan B là tiêm phòng đầy đủ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh, sau đó là 2 đến 3 liều bổ sung trong vòng 6 tháng. Đây là cách giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ kéo dài ít nhất 20 năm và có thể là suốt đời.

Ngoài việc tiêm phòng, có những cách đơn giản khác để giúp ngăn chặn sự lây lan của viêm gan B bạn nên thực hiện từ bây giờ bao gồm:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và chất dịch cơ thể của người khác
  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với máu
  • Sử dụng bao cao su khi phát sinh quan hệ tình dục 
  • Làm sạch và băng bó vết thương cẩn thận để tránh các nhiễm trùng
  • Không dùng chung các dụng cá nhân với người khác
  • Bỏ băng vệ sinh và tampon vào túi nhựa
  • Không sử dụng ma túy. 

Bảo vệ bản thân và gia đình luôn là điều tất yếu của tất cả mọi người. Hiện nay không chỉ có bệnh viêm gan B mà còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta thường sẽ ít khi chuẩn bị cho mình một khoản dự phòng để đối mặt với những vấn đề này. Nhằm giúp bạn xây dựng một khoản tiết kiệm an toàn về sức khỏe, Pacific Cross hân hạnh giới thiệu cùng quý khách hàng Chương trình bảo hiểm Toàn Mỹ. Đây là gói dịch vụ sẽ cung cấp hàng loạt các quyền lợi y tế linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe với mức chi phí tối ưu nhất. Ngoài ra, gói bảo hiểm Toàn Mỹ còn có ưu điểm là được áp dụng với phạm vi trên toàn thế giới. Chúng tôi tin rằng sẽ mang đến cho người dùng những dịch vụ tốt nhất.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về căn bệnh thế kỷ – viêm gan B. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ ngay với Pacific Cross Vietnam để được tư vấn miễn phí. 

Nguồn tham khảo:

Hepatitis B Questions and Answers for the Public

https://www.cdc.gov/hepatitis/hbv/bfaq.htm#bFAQc01

Hepatitis B

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4246-hepatitis-b

Hepatitis B

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-b

Related articles
arrow
arrow