Nội dung bài viết / Table of Contents
Đột quỵ có chữa được không, có nguy hiểm không, chữa trị thế nào,… Những câu hỏi này là đề tài nóng trong các cuộc thảo luận về sức khỏe thời gian gần đây, do số ca đột quỵ có xu hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ được ghi nhận tại Việt Nam. Trong đó, khoảng 11.000 người không qua khỏi. Đột quỵ giờ đây không chỉ đe dọa đến một nhóm tuổi nhất định, mà là nỗi lo của cả cộng đồng.
Hãy trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững vàng để ngăn ngừa và ứng phó với đột quỵ trong những trường hợp khẩn cấp. Bài viết sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về tình trạng này.
Đột quỵ có chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời gian chữa trị. Vì phát hiện và chữa trị càng sớm sẽ càng giảm thiểu được độ nguy hiểm. Chính xác hơn là hạn chế được mức độ tổn thương não và các biến chứng.
Vậy đột quỵ là gì? Đột quỵ được hiểu là tình trạng xảy ra khi tuần hoàn máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm xuống dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và oxy ở các mô não. Khi không nhận được đủ oxy từ máu, tế bào não sẽ bắt đầu chết dần. Thời gian diễn ra tình trạng đột quỵ thường chỉ trong vài phút.
Ngoài việc tìm hiểu đột quỵ có chữa được không, cần nắm được các phân loại của căn bệnh này. Để có thể nhận biết và xử trí kịp thời khi gặp phải trường hợp đột quỵ nào đó. Hiện nay bệnh đột quỵ được chia ra thành 3 loại khác nhau bao gồm:
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ là động mạch bị tắc nghẽn (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) và rò rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não, được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) và không gây ra các triệu chứng lâu dài. Nên trong trường hợp này, có thể trả lời câu hỏi đột quỵ có chữa được không là có thể chữa được!
Theo trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) NCBI[1], các nguyên do cụ thể phổ biến dẫn đến bệnh đột quỵ ở người cao tuổi đến từ các yếu tố như tăng huyết áp, bệnh tim (bao gồm cả rung nhĩ) và đái tháo đường. Trong báo cáo này cũng cho biết rằng có 1.008 bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi ở Phần Lan, nguyên nhân mắc phải các cơn đột quỵ đến từ việc rối loạn lipid máu (60%), hút thuốc (44%) và tăng huyết áp (39%).
Để ngăn nỗi lo lắng rằng bệnh đột quỵ có chữa được không, hãy tham khảo một vài yếu tố gây bệnh sau để phòng tránh:
Đột quỵ có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời gian. Vì các cơn đột quỵ thường diễn ra rất bất ngờ và đột ngột. Chính vì thế, nếu bạn bắt gặp người thân có những dấu hiệu như sau thì hãy nhanh chóng gọi điện cho cấp cứu để giúp đỡ bệnh nhân kịp thời.
Bệnh đột quỵ và nỗi lo đột quỵ có chữa được không là những băn khoăn chung về sức khỏe của nhiều người. Đáng báo động hơn khi tình trạng này ngày càng trẻ hóa và số người mắc bệnh dưới 45 tuổi tăng dần mỗi năm. Theo nghiên cứu, một số yếu tố về lối sống và sinh hoạt của người trẻ đã tạo cơ hội cho căn bệnh này phát triển. Một số ví dụ điển hình như:
Nút thắt quan trọng trả lời cho câu hỏi liệu đột quỵ có chữa được không chính là thời gian. Nếu gặp phải người bệnh có các dấu hiệu hãy nhanh chóng xử trí theo các bước sau:
Để ngăn nỗi lo lắng rằng đột quỵ có chữa được không, bạn cần tìm hiểu cách phòng ngừa đột quỵ. Cần có một lối sống lành mạnh để phòng ngừa đột quỵ, bao gồm các yếu tố sau:
Pacific Cross Việt Nam có cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.
Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Nguồn tham khảo:
Stroke
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113
Stroke
https://www.medicinenet.com/stroke_symptoms_and_treatment/article.htm
Types of Stroke