Nội dung bài viết / Table of Contents
Giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người làm nghề nghiệp đặc thù phải đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ phẫu thuật,… Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân.
Nếu các trường hợp giãn tĩnh mạch không được điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối.
Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể trao đổi oxy.
Giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến, có đến 30% người lớn mắc bệnh. Người lớn tuổi, phụ nữ, bị thừa cân và những người phải đứng một trong thời gian dài có tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch cao hơn. Bệnh thường xuất hiện ở phần chi dưới, gọi là suy giãn tĩnh mạch chân.
Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đối với nhiều người, bệnh giãn tĩnh mạch chỉ là một vấn đề thẩm mỹ. Nhưng với một số khác, bệnh có thể gây ra các triệu chứng và các vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn lo lắng về tình trạng bệnh của mình hoặc tự chữa trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.
Nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch chân hay các bộ phận khác là do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim, làm máu bị ứ đọng. Bệnh không lây nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Những thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Điều trị giãn tĩnh mạch có ba phương pháp chủ yếu là:
Bác sĩ chẩn đoán từ kết quả khám chân và các triệu chứng đã xuất hiện. Nếu chẩn đoán chưa rõ, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm để có hình ảnh của tĩnh mạch và loại trừ các bệnh khác.
Những việc bạn nên làm để có thể hạn chế diễn tiến của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:
Giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh là những tình huống phải đứng yên một chỗ hoặc ngồi thõng chân lâu. Bạn có thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày. Bạn nên đi lại thường xuyên nếu có thể.
Ngoài ra, tập thể dục như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh cũng có thể góp phần hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch. Khi bệnh suy giãn tĩnh mạch mới xảy ra, bạn có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn bằng cách mang vớ y khoa thường xuyên. Khi bệnh tiến triển nặng, tĩnh mạch phồng to lan đến bắp chân hoặc gối, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp can thiệp thích hợp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức cần thiết về chủ đề giãn tĩnh mạch là bệnh gì và cách điều trị hợp lý.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Nguồn tham khảo