Back to top

Lợi ích của vận động thể lực đến sức khỏe con người

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

This post is also available in: English

Vấn đề vận động thể lực nâng cao sức khỏe của người dân hiện nay cần được chú trọng bởi vì theo Tổ chức y tế Thế giới, không hoạt động thể chất hiện được xác định là yếu tố rủi ro cao thứ tư trên thế giới đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu thể lực là gì và tầm quan trọng của vận động thể lực trong cuộc sống hàng ngày. 

Mức độ không hoạt động thể chất đang gia tăng ở nhiều quốc gia, với những hậu quả lớn cho sự phổ biến của các bệnh không truyền nhiễm và sức khỏe chung của dân số thế giới.

vận động thể lực

Vai trò của vận động thể lực với sức khỏe

Các khuyến nghị toàn cầu về vai trò của luyện tập thể lực cho sức khỏe tập trung vào việc phòng ngừa các bệnh mãn tính không lây thông qua hoạt động thể chất ở cấp độ dân số và đối tượng mục tiêu cho các khuyến nghị này chủ yếu là các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia.

Ở các nước phát triển, các nhà khoa học và quản lý phối hợp với nhau đưa ra những chương trình xã hội khuyến khích và kể cả bắt buộc các công ty, trường học hay các tổ chức xã hội áp dụng việc vận động thể lực nâng cao sức khỏe cho toàn dân. Họ xây dựng những hướng dẫn chi tiết cho nhà quản lý các cấp và người dân về vấn đề này.

Vận động thể lực là gì?

Vận động thể lực không nên nhầm lẫn với thể thao. Vận động thể lực là bất kỳ chuyển động cơ thể được tạo ra bởi cơ xương và có sử dụng năng lượng.

Các trò chơi vận động/ hoạt động thể lực bao gồm thể thao, bài tập và các hoạt động khác như chơi, đi bộ, làm việc vặt hoặc làm vườn. Ngay cả khi bạn không thích các bài tập thể dục mạnh, ngay cả khi bạn cảm thấy mình khó mà theo đuổi một chương trình tập thể dục nào, bạn vẫn có thể cải thiện sức khỏe bằng cách kết hợp những hoạt động vừa phải vào cuộc sống hàng ngày.

Những người không hoạt động nên bắt đầu với các hoạt động thể chất nhỏ và tăng dần thời lượng, tần suất và cường độ: hãy bắt đầu một việc gì đó mà bạn thích làm để khởi động việc rèn luyện thể chất như đi bộ, khiêu vũ trong phòng với bản nhạc yêu thích,… bắt đầu bằng 10 phút/ngày, mỗi tuần vài ngày.

vận động thể lực

Lứa tuổi nào cũng cần rèn luyện thể lực

Khuyến nghị vận động thể lực cho từng độ tuổi

Tùy theo độ tuổi, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo những phương pháp, thời gian, cường độ vận động thể lực thích hợp khác nhau.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, vận động thể lực bao gồm chơi đùa, thể thao, vận chuyển, làm việc nhà, giải trí, giáo dục thể chất hoặc tập thể dục theo kế hoạch trong bối cảnh gia đình, trường học và các hoạt động của trường, cộng đồng.

Trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 17 tuổi nên có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình đến cao mỗi ngày, ít nhất 3 lần mỗi tuần và nên sử dụng các thiết bị bảo vệ khi tham gia các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương.

Đối với người lớn từ 18 tuổi trở lên, vận động thể lực bao gồm hoạt động thể chất trong thời gian giải trí, vận chuyển (ví dụ: đi bộ hoặc đi xe đạp), thực hiện công việc, việc nhà, chơi trò chơi, thể thao hoặc các bài tập được lên kế hoạch trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày, gia đình và các hoạt động cộng đồng.

Người lớn từ 18 tuổi trở lên nên tích lũy ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải trong tuần hoặc ít nhất 75 phút hoạt động thể chất mạnh mẽ trong tuần hoặc kết hợp tương đương của hoạt động cường độ vừa phải và mạnh mẽ; các hoạt động hiếu khí nên được thực hiện trong thời gian ít nhất 10 phút.

Người cao tuổi bị giảm khả năng vận động nên tập thể dục để cải thiện thăng bằng và tránh ngã từ 3 ngày trở lên mỗi tuần. Khi người lớn tuổi không thể thực hiện số lượng hoạt động thể chất được đề nghị vì các vấn đề sức khỏe, họ nên vận động thể lực trong khả năng và điều kiện cho phép.

Khái niệm tích lũy có nghĩa là “tổng” thời gian thực hiện hoạt động thể chất của các giai đoạn ngắn cộng lại, trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, để đạt được mục tiêu 60 phút hoạt động thể chất hàng ngày, trẻ em có thể thực hiện hai buổi 30 phút vào các thời điểm khác nhau trong ngày; tương tự, người lớn có thể đạt được mục tiêu 150 phút mỗi tuần bằng cách thực hiện 30 phút hoạt động thể chất năm lần một tuần.

Lợi ích của vận động thể lực

Các hoạt động thể chất vừa phải giúp làm giảm cholesterol, lượng đường trong máu và điều hoà huyết áp. Nó còn giúp cơ thể chống lại chứng loãng xương nhờ tăng cường sức khỏe cho xương và làm giảm các triệu chứng thấp khớp nhờ tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, tính linh hoạt và biên độ hoạt động của các khớp.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu thu thập dữ liệu về hành vi thể chất và tâm trạng tinh thần của hơn 1,2 triệu người Mỹ, được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, vận động thể lực không những giúp làm giảm những triệu chứng lo lắng, trầm cảm mà còn khiến cho con người hạnh phúc hơn tương đương với việc kiếm được hơn 500 triệu đồng mỗi năm.

Cách nâng cao thể lực

Câu hỏi được nhiều người quan tâm là: làm thế nào để có thể lực tốt, cũng như cách nâng cao thể lực nhanh nhất. Bạn hãy cố gắng duy trì thói quen rèn luyện thể lực mỗi ngày một cách đều đặn và có tổ chức. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học hỏi cách rèn luyện thể lực thông qua việc:

  • Giảm bớt thời gian nghỉ
  • Duy trì sự cân bằng
  • Cường độ luyện tập ổn định, tăng dần theo nhu cầu
  • Tần suất và thời lượng luyện tập phù hợp

Chính vì thế, để có một sức khỏe tốt, chúng ta cần vận động thể lực thường xuyên. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.


Bài viết liên quan


Nguồn tham khảo

Trang web của Tổ chức Y tế Thế giới

https://www.who.int

Tạp chí The Lancet

https://www.thelancet.com/journals/lanpsy/article/PIIS2215-0366(18)30227-X/fulltext

Related articles
arrow
arrow