Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua thức ăn?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Thực hiện vệ sinh tốt
- Tránh dùng nguồn nước có thể bị ô nhiễm
- Tránh ăn thức ăn có thể bị ô nhiễm
- Ngăn ngừa sự tiếp xúc và bị lây nhiễm phân khi quan hệ tình dục
- Vệ sinh sau khi chăm sóc người hoặc vật nuôi bị ốm
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
Bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, thực phẩm được trồng trọt và chế biến không hợp vệ sinh, đặc biệt là tại những vùng canh tác còn giữ tập quán bón phân sống chưa qua xử trí diệt mầm bệnh cho rau xanh và cây trồng. Người Việt Nam có thói quen ăn nhiều rau sống, gỏi sống và thực phẩm tái, thói quen này sẽ dễ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng khi thức ăn nhiễm phải trứng giun sán.
Cho trẻ em uống thuốc tẩy giun định kỳ là biện pháp hiệu quả để ngăn các triệu chứng nhiễm giun sán. Tuy nhiên, thuốc sổ giun không có tác dụng với các sinh vật đơn bào khác như amip. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh ăn uống luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
Food-borne intestinal protozoan. https://www.fsis.usda.gov/wps/portal/fsis/topics/food-safety-education/get-answers/food-safety-fact-sheets/foodborne-illness-and-disease/parasites-and-foodborne-illness/ . Ngày truy cập 23/2/2017
Food-borne intestinal protozoan. http://emedicine.medscape.com/article/999282-overview#a6. Ngày truy cập 23/2/2017
Food-borne intestinal protozoan. https://www.cdc.gov/parasites/giardia/prevention-control-general-public.html