Back to top

Tìm hiểu những ứng dụng của laser trong y học

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Ứng dụng laser trong y học vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng Laser điều trị đòi hỏi phải được chỉ định bởi các bác sĩ được các trường Đại học về y khoa cấp chứng chỉ và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Laser.

Laser được ứng dụng nhiều trong các chuyên khoa sâu và từng loại bệnh trong các chuyên khoa đó đều có chỉ định và chống chỉ định đặc thù.

Bài này đề cập đến những lưu ý chung khi sử dụng Laser trong điều trị ở từng chuyên khoa dựa trên các quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành các quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh trong các chuyên ngành.

ứng dụng của laser

Ứng dụng của laser trong Tây y

Các bác sĩ chuyên ngành da liễu sẽ không dùng Laser điều trị trên vùng da bị nhiễm khuẩn hoặc virus, vùng da thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, tăng nhạy cảm với ánh sáng, vùng da điều trị đã chiếu tia xạ, u mi ác tính

Không dùng Laser điều trị trên những bệnh nhân mới ngừng sử dụng isotretinoin dưới 6 tháng, tiền sử mắc sẹo lồi hay sẹo quá phát, cơ địa sẹo lồi, mắc các bệnh rối loạn tâm thần; không dùng trên phụ nữ có thai, đang uống isotretinoin.

Trong nhãn khoa, nếu bệnh nhân có tổn thương vùng mắt, giác mạc, màng bồ đào cũng không dùng Laser để phẫu thuật hoặc có bệnh lý, tình trạng không cho phép thực hiện thủ thuật.

Laser không được dùng tạo hình vùng bè trong điều trị glôcôm góc mở khi bệnh nhân bị glôcôm do chấn thương có lùi góc tiền phòng, sẹo giác mạc không quan sát rõ góc tiền phòng hoặc người bệnh có bệnh lý toàn thân không cho phép tiến hành phẫu thuật.

ứng dụng của laser

Laser cũng không được dùng tạo hình góc tiền phòng trong điều trị glôcôm góc đóng khi bệnh nhân bị phù đục giác mạc nhiều không quan sát rõ mống mắt, có tiền phòng quá nông, bị glôcôm thứ phát do viêm màng bồ đào, glôcôm tân mạch, glocom do chấn thương.

Laser được áp dụng trong phẫu thuật mở bao sau thể thủy tinh trên những mắt có đục bao sau thể thủy tinh mức độ 2 và 3 thị lực khoảng 3/10 hay những mắt có đục bao sau độ 1, thị lực > 3/10 nhưng có rối loạn chức năng ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh (nhìn lóa).

Tuy vậy, các bác sĩ sẽ không áp dụng Laser trong kỹ thuật này khi mắt có kèm các bệnh lý. Người ta cũng ứng dụng Laser làm quang đông võng mạc để điều trị và dự phòng bong võng mạc, điều trị thiếu máu võng mạc, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, sau khi bị viêm hắc võng mạc, tân mạch đĩa thị nhưng nếu bệnh nhân có các bệnh toàn thân và tại mắt không cho phép phẫu thuật thì cũng không được sử dụng Laser.

Ngoài ra, Laser excimer không được ứng dụng để phẫu thuật điều trị tật khúc xạ nếu tình trạng toàn thân và tại mắt không cho phép. Ở trẻ đẻ non, Laser sẽ không được ứng dụng trong phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc nếu tình trạng toàn thân và tại mắt không cho phép.

Ứng dụng của laser trong Đông y

Ứng dụng Laser châm trong y học cổ truyền để điều trị các chứng đau và liệt nhưng các bác sĩ sẽ không dùng Laser trong các trường hợp sau: những thay đổi bất thường của da không rõ nguyên nhân; tiền ung thư, u ác tính; người bệnh sau khi điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao kéo dài; người bệnh động kinh; người bệnh suy tim mất bù, loạn nhịp, suy mạch vành; người bệnh cường giáp; không chiếu laser vào vùng thóp, đầu các xương dài của trẻ vị thành niên, cạnh các tuyến nội tiết (tuyến giáp, tinh hoàn…).

Laser được sử dụng trong điều trị bệnh lý võng mạc đái tháo đường tăng sinh và phù hoàng điểm. Nhưng nếu bệnh nhân có các biểu hiện sau đây thì kỹ thuật này sẽ không được áp dụng: sẹo đục giác mạc có mạch máu trong giác mạc; thủy dịch đục do viêm và có máu trong tiền phòng; đục thể thủy tinh bệnh lý màu vàng, đen; dịch kính viêm, có máu; đường huyết > 10 mmol/l; suy gan, suy thận, đang có bệnh nội khoa nặng.

Ứng dụng của tia laser trong làm đẹp và răng hàm mặt

Trong chuyên ngành Răng Hàm Mặt, người ta ứng dụng Laser để diệt khuẩn và hỗ trợ tạo hình ống tủy khi răng bị viêm tủy không hồi phục, răng tủy hoại tử, răng viêm quanh cuống nhưng không được sử dụng Laser nếu răng sữa có bệnh lý ở tủy, răng vĩnh viễn chưa đóng cuống có bệnh lý ở tủy và răng có chỉ định nhổ.

Ngoài ra, Laser còn được sử dụng để sửa soạn xoang hàn là ít gây đau, không gây ồn, nhanh và giảm lo lắng cho người bệnh khi điều trị sâu ngà răng, phục hồi cổ răng nhưng khi điều trị các vấn đề trên cần lưu ý Laser không được dùng nếu xoang hàn không có khả năng lưu giữ chất hàn, dị ứng chất hàn, sâu răng ở các răng trước có yêu cầu thẩm mỹ, tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi, răng có tổn thương sâu cổ răng sát tủy.

Laser cũng được sử dụng để khử các chất màu nhiễm trên răng và điều trị u lợi nếu người bệnh không bị dị ứng, trên 18 tuổi và không có thai hoặc không có nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.

ứng dụng của laser

Laser cũng được dùng để phẫu thuật nội soi chỉnh hình cuốn mũi dưới nếu bệnh lý toàn thân cho phép gây mê hay gây tê phẫu thuật được và không trong giai đoạn viêm mũi xoang cấp cũng như ứng dụng cắt u nhú thanh quản qua nội soi.

ứng dụng của laser

Ứng dụng của laser trong y học và ứng dụng của laser trong đời sống rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhờ vào các tính chất ưu việt là: “điều trị Laser không đau, không cần phẫu thuật, không mất thời gian nghỉ dưỡng”.

Tuy nhiên, để việc điều trị có hiệu quả và an toàn, chúng ta nên chọn những cơ sở y tế có uy tín, để được tư vấn kỹ càng trước khi quyết định điều trị.


Nguồn tham khảo:

  1. https://www.researchgate.net/publication/231009441_Lasers_in_medicine
  2. Quyết định số 1919/QĐ-BYT ngày 04/6/2012 v/v ban hành 34 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành phong – da liễu
  3. Quyết định số 3906/QĐ-BYT ngày 12/10/2012 v/v ban hành 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa
  4. Quyết định số 792/QĐ-BYT ngày 12/03/2013 v/v ban hành 468 Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu
  5. Quyết định số 1119/QĐ-BYT ngày 05/4/2013 v/v ban hành 80 Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nội tiết
  6. Quyết định số 3207/QĐ-BYT ngày 29/8/2013 v/v ban hành 347 Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Răng Hàm Mặt

Quyết định số 4825/QĐ-BYT ngày 07/09/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn 300 quy trình kỹ thuật nhi khoa”

Related articles
arrow
arrow