Back to top

Tại khu vực Đông Nam Á bệnh nhân ung thư có xu hướng ngày càng nghèo đi

Người đăng/tác giả : Pacific Cross


Bạn có biết, bệnh ung thư ngày càng gia tăng và bệnh nhân ung thư sẽ có xu hướng nghèo đi. Tầm soát ung thư sẽ giúp bạn biết được nguy cơ mắc bệnh, từ đó có thể chuẩn bị trước về mặt tài chính.

Theo nghiên cứu từ giữa tháng 3/2012 đến tháng 9/2013, ESMO Asia Congress (tổ chức đầu tiên tại Singapore) cho biết, tại khu vực Đông Nam Á, có đến 5% bệnh nhân ung thư và người thân của họ có nguy cơ lâm vào cảnh nghèo đói do chi phí điều trị bệnh cao.

Nghiên cứu được tiến hành vào đầu năm nay để đánh giá dữ liệu từ tám quốc gia Đông Nam Á có thu nhập thấp và trung bình (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) đánh giá bệnh nhân ung thư có nguy cơ trở thành “thảm họa tài chính” (chi phí y tế quá 30% thu nhập của hộ gia đình hàng năm), kinh tế khó khăn (gia đình và bệnh nhân ung thư không có khả năng để thực hiện thanh toán cần thiết cho việc điều trị bệnh) và nghèo đói (mức sống dưới 2 USD/ngày) và sự liên quan mật thiết giữa khả năng tài chính và nguy cơ tử vong. Nghiên cứu cho thấy rằng gần một nửa số bệnh nhân ung thư bị khó khăn tài chính tại thời điểm được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, dẫn đến nghèo túng và trở thành “thảm họa tài chính” trong tương lai.

Việc cá nhân tự chi trả chi phí y tế sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng cuộc sống. Từ những kết quả nghiên cứu, có đến 20% bệnh nhân ung thư không thể đến thăm khám bác sĩ cũng như không có khả năng chi trả cho các loại thuốc đặc trị. Trong vòng 12 tháng sau khi chẩn đoán, bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ tử vong cao hơn 80% so với những bệnh nhân có điều kiện kinh tế tại cùng thời điểm chẩn đoán bệnh.

Giáo sư Christoph Zielinski, Đại học Y khoa Vienna, Áo, ESMO Thành viên HĐQT và là tổng biên tập của ESMO Open-Cancer Horizons đã nghiên cứu và cho ý kiến: ” Tại các quốc gia phát triển và đang phát triển, bệnh ung thư đặt một gánh nặng tài chính đáng kể trên bệnh nhân và trên quốc gia. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia có nền kinh tế thấp và trung bình phải đối mặt với một gánh nặng tương đối lớn khi có nhiều người mắc bệnh ung thư. Việc phát hiện ung thư sớm có thể giảm bớt gánh nặng tài chính này, tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng bấp bênh và có nguy cơ trở thành “thảm họa tài chính”.

“Ung thư là một căn bệnh, thậm chí còn là thảm họa khủng khiếp cho người nghèo, gánh nặng cho xã hội và chi phí điều trị ung thư là một phần của vấn đề. Bệnh ung thư cũng liên quan đến bệnh tật phát sinh từ tác dụng phụ của việc điều trị, tạo cơ hội phát triển cho các bệnh tiềm ẩn nếu không được điều trị kịp thời. Kết quả là không có khả năng để thực hiện điều trị cơ bản, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và môi trường xung quanh của bệnh nhân ung thư. Thậm chí, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc của họ. Ở một số khía cạnh, cần có chính sách xã hội được kết hợp cho bệnh nhân ung thư nhằm giảm bớt gánh nặng của hệ thống xã hội”.

Bệnh ung thư ngày càng xuất hiện nhiều, nếu không có bảo hiểm y tế, thu nhập thấp, thất nghiệp và thiếu kiến thức về bệnh ung thư…các hộ gia đình có thể bị khủng hoảng tài chính. Bài học thực tế về “Chi phí điều trị bệnh ung thư” tại các quốc gia Đông Nam Á, Tiến sĩ Nirmala Bhoo-Pathy của Khoa Y, Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia cho biết “Ung thư từng giai đoạn đều có nguy cơ trở thành gánh nặng tài chính và khiến người bệnh tử vong sớm. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn vẫn dễ bị ảnh hưởng về mặt tài chính, thậm chí khi được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm. Họ bị không có cơ hội để phẫu thuật khối u ác tính và khỏi bệnh. Đặc biệt là trong nhóm bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn và không có bảo hiểm y tế vẫn có nguy cơ cao phải gánh chịu chi phí cao và có nguy cơ tử vong ngay cả trong giai đoạn đầu “.

Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 1,7 triệu trường hợp ung thư mới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm tỷ lệ tử vong do ung thư được dự kiến sẽ lên đến cao 45% trong năm 2030. “Đông Nam Á là khu vực có dân số tương đương với Liên minh Châu Âu (EU)”. Zielinski nói “Tuy nhiên, các nước trong khu vực Đông Nam Á có một chính sách bảo hiểm xã hội và an ninh cấu trúc hoàn toàn khác xa so với EU mặc dù tăng trưởng kinh tế cao nhưng cơ cấu thu nhập cá nhân khá hạn chế”.

Cần có kế hoạch trọng điểm để hạn chế tác động tiêu cực về tài chính cho bệnh nhân ung thư ở các nước thu nhập thấp và trung bình, cũng như những kế hoạch tầm soát bệnh ung thư. Theo chuyên gia về chính sách y tế, Giáo sư Tikki Pang của Đại học Quốc gia Singapore nêu ra ý kiến: “Sàng lọc các chương trình phát hiện bệnh ung thư sớm là một chính sách đã được chứng minh ở nhiều nước, nhằm giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến bệnh ung thư như giáo dục và nâng cao nhận thức về bệnh ung thư cho người dân”. Ông nói: “Mô hình bảo hiểm y tế sáng tạo, ví dụ như kết hợp giữa bảo hiểm y tế nhà nước và bảo hiểm y tế tư nhân, cũng có thể là một chính sách hữu ích nhưng mỗi nước phải quyết định những chương trình điều trị phù hợp với họ nhất. Một chính sách khác là thúc đẩy sản xuất thuốc generic ở cấp quốc gia hoặc khu vực”.

“Nghiên cứu của chúng tôi nhằm cung cấp cho cơ quan y tế dữ liệu quan trọng để họ có thể ưu tiên chính sách chi tiêu hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh ung thư”, Bhoo-Pathy nói. “Bệnh nhân ung thư ở các nước Đông Nam Á có thu nhập thấp và trung bình thì việc phát hiện bệnh ung thư sớm để cung cấp phương thức thuận lợi nhất, tránh gánh nặng tài chính và bệnh tật. Tiếp theo là tăng khả năng tiếp cận với phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư nhằm cung cấp và bảo vệ họ và gia đình của họ trước rủi ro tài chính. Hệ thống tài chính y tế ở những nước này cần phải kiểm tra tài chính chặt chẽ để đảm bảo rằng công quỹ đang hướng đến bệnh nhân, những người đang cần họ nhất.”

Tháng 12, 2015 (Nguồn medicalexpress.com)

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.