Back to top

U mỡ là gì? Nguyên nhân & Cách điều trị

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Thực tế, u mỡ là tình trạng lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, có hình tròn, kích thước to nhỏ khác nhau, có khối u nhỏ bằng hạt đỗ nhưng cũng có khối u to như trái táo ta…

U mỡ là bệnh gì?

U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột. U mỡ là các khối u lành tính thường gặp nhất ở người trưởng thành.

Những ai thường mắc phải u mỡ?

U mỡ có thể ảnh hưởng cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường thấy ở phụ nữ trung niên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

u mỡ

Những dấu hiệu và triệu chứng của u mỡ là gì?

U mỡ thường xuất hiện ban đầu dưới dạng một cục bướu mỡ mềm, tròn và không gây đau đớn dưới da. Bệnh nhân thường không biết rằng mình có u mỡ.

Hầu hết các khối u có thể hơi nhão hoặc như cao su, và có thể mềm hoặc cứng. Chúng có thể bị dịch chuyển sang những khu vực xung quanh dễ dàng.

Có thể xuất hiện nhiều hơn một khối u. Các khối u có thể gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong.

U mỡ thường đa dạng về kích cỡ nhưng hiếm khi lớn hơn 8 cm. Chúng xuất hiện thường xuyên nhất ở cẳng tay, cẳng chân, lưng và vùng cổ. U mỡ có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, ruột, ngực và các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của chúng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

U mỡ hiếm khi nguy hiểm. Nhưng nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể của bạn, hãy đến gặp bác sĩ. Gọi bác sĩ nếu bạn thấy đau ở khu vực có u mỡ.

Nếu bạn thấy kích cỡ của u mỡ tăng đáng kể (ví dụ như gấp đôi) trong vòng 12 tháng, bạn nên liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể. Do u mỡ phát triển chậm, tăng kích thước có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác.

u mỡ

Nguyên nhân gây ra u mỡ là gì?

Nguyên nhân gây ra u mỡ hiện vẫn chưa rõ. Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường, u mỡ có thể xuất hiện ở các thành viên trong cùng gia đình.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u mỡ?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc u mỡ bao gồm:

  • Độ tuổi: những người có độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Bị các bệnh lý khác: có sẵn một bệnh khác như hội chứng Cowden, hội chứng Gardner.
  • Tiền sử gia đình: có người trong gia đình mắc bệnh này.

Điều trị u mỡ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u mỡ?

U mỡ là những khối u vô hại và thường không cần đến điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ chúng nếu nhận thấy khối u phát triển.

U mỡ thường không tái phát sau khi phẫu thuật. Chúng có thể được loại bỏ bằng cách hút mỡ nhưng cách này thường không loại bỏ được toàn bộ u mỡ.

U mỡ vô hại nhưng bác sĩ cần phải đảm bảo rằng chỗ u không phải là một dạng u nang, áp xe hoặc ung thư mô mỡ. Ung thư mô mỡ phát triển nhanh, không dễ dịch chuyển dưới da và có thể gây đau đớn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u mỡ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ dựa vào các triệu chứng mà bạn đang có và khám tổng quát. Tuy nhiên, chẩn đoán chỉ có thể được khẳng định bằng sinh thiết. Sinh thiết là một thủ thuật lấy ra một mô nhỏ ở khối u để xét nghiệm qua kính hiển vi.

u mỡ

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u mỡ?

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u mỡ:

  • Kiểm tra bất kỳ chỗ u nào xuất hiện trên cơ thể. U mỡ vô hại nhưng các khối u khác có thể nghiêm trọng hơn và cần được điều trị.
  • Gọi bác sĩ nếu bạn thấy đỏ hoặc sưng và ấm ở vùng phẫu thuật u mỡ.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.


Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.


Nguồn tham khảo

Related articles
arrow
arrow