Nội dung bài viết / Table of Contents
Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và điều trị trong giai đoạn sớm, khả năng chữa khỏi là hoàn toàn có thể. Để đạt được điều đó, một trong những bước đầu tiên và cơ bản nhất bạn có thể thực hiện là trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), ung thư là bệnh xảy ra khi các tế bào trong cơ thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Ung thư bắt đầu ở phổi gọi là ung thư phổi.
Có hai loại là ung thư phổi thường gặp là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ (phổ biến hơn, chiếm khoảng 85% trong tổng số các ca bệnh hiện nay).
Ở những giai đoạn cuối, ung thư phổi có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, dạ dày, xương,… Và ngược lại, tế bào ung thư ở các bộ phận khác cũng có nguy cơ di căn đến phổi.
Tại Hoa Kỳ, khói thuốc lá liên quan đến khoảng 80% đến 90% trường hợp tử vong do ung thư phổi. Theo một số nghiên cứu, người hút thuốc lá (hoặc những sản phẩm thuốc lá khác như xì gà hoặc tẩu) có nguy cơ mắc hoặc tử vong vì bệnh cao gấp 15 đến 30 lần so với người bình thường. Nguy cơ này cũng tiềm tàng đối với người chỉ hút một vài điếu thuốc mỗi ngày (hoặc hút thuốc thỉnh thoảng).
Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động/ không tự nguyện cũng là một yếu tố nguy cơ.
Một người đã từng bị ung thư phổi và đã được điều trị khỏi trước đây vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi khác, đặc biệt đối với người hút thuốc. Nguy cơ mắc bệnh cũng cao gấp đôi ở những người có người thân bị ung thư phổi. Điều này có thể đúng vì họ cũng hút thuốc, hoặc họ sống và làm việc ở cùng một nơi và có tiếp xúc với các chất khác có nguy cơ gây bệnh.
Nhiễm phóng xạ, tiếp xúc với tia xạ hoặc làm việc trong môi trường có phơi nhiễm với amiang, radon, kim loại (asen, crom, niken), bức xạ ion hoá và hydrocarbon thơm đa vòng.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở những bệnh nhân nhiễm HIV cao hơn.
Đa số các bệnh nhân mắc bệnh thường không có hoặc có thể có một số triệu chứng không đáng kể trong giai đoạn đầu. Chẳng hạn như:
Các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn thành triệu chứng cảm ho thông thường và vô tình bị bỏ qua. Bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ khi đã xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như:
Thậm chí, có một số bệnh nhân phát hiện mình mắc ung thư phổi khi đi khám ở các bộ phận khác, lúc này, có thể, bệnh đã di căn.
Với sự tiến bộ của y học hiện nay, ung thư phổi có thể được chẩn đoán bằng nhiều hình thức, tùy vào từng loại, giai đoạn bệnh và thể chất của bệnh nhân. Một số phương pháp được các bác sĩ ứng dụng như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế hay bác sĩ. Hãy đi khám, kiểm tra sức khỏe nếu bạn có bất kỳ biểu hiện sức khỏe bất thường hoặc các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến ung thư phổi.
Cũng như việc chẩn đoán, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra lời khuyên và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như phẫu thuật cắt bỏ các tế bào ung thư, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch, điều trị giảm nhẹ,…
Trong đó, Liệu pháp miễn dịch là một loại trị liệu sinh học giúp tăng cường hệ thống miễn dịch (được tạo nên từ các tế bào bạch cầu và các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết) chống lại ung thư. Phương pháp điều trị là sử dụng các tế bào được tạo ra từ các sinh vật sống để cải thiện hoặc khôi phục chức năng hệ thống miễn dịch.
Pacific Cross Việt Nam mong rằng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết về ung thư phổi cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chủ động phòng ngừa căn bệnh này.
Tham vấn y khoa: Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Khắc Lương Quang
Bạn có thể quan tâm:
Bệnh lao phổi: Bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm cao – Pacific Cross Vietnam
Bệnh viêm phổi: Nguyên nhân và cách điều trị | Pacific Cross Việt Nam
Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh gì? | Pacific Cross Vietnam
Tràn dịch màng phổi là bệnh gì? Có nguy hiểm không | Pacific Cross
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/what-is-lung-cancer.htm
Lung cancer | Cancer Research UK
https://www.lungcancerresearchfoundation.org/lung-cancer-facts/