Back to top

Viêm ruột: Bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

Viêm ruột là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp với triệu chứng phổ biến là tiêu chảy. Tùy theo mức độ bệnh mà triệu chứng biểu hiện từ nhẹ như tiêu chảy nhiều lần đến mức độ nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn về nguyên nhân, cách phòng tránh và cách xử lý cơ bản khi bị viêm ruột.

viêm ruột

Tìm hiểu chung

Viêm ruột là bệnh gì?

Viêm ruột là tình trạng viêm xảy ra ở ruột. Viêm ruột là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nói chung ở ruột gây ra bởi cả vi khuẩn lẫn virus. Bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng mạn đều thuộc viêm ruột.

Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột phổ biến là:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng bất thường
  • Chán ăn
  • Đi tiêu ra máu
  • Đi tiêu phân nhiều nhầy
  • Tiêu chảy nặng và cấp tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng viêm đường ruột khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu dưới đây:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn 3 hoặc 4 ngày
  • Sốt hơn 380C
  • Có máu trong phân
  • Có các dấu hiệu bị mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng, ít nước mắt, tiểu ít, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, có những chỗ mềm trên đỉnh đầu đối với trẻ sơ sinh, chóng mặt, đặc biệt là khi đứng lên.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm ruột?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm ruột. Nếu bạn bị viêm ruột do nhiễm khuẩn, nguyên nhân đầu tiên đó là do ngộ độc thức ăn. Khi bạn ăn uống thực phẩm bẩn có chứa vi khuẩn, những vi khuẩn này có thể đi vào cơ thể bạn và gây ra viêm ruột.

Nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn thức ăn như xử lý thực phẩm không đúng cách, vệ sinh kém khi chế biến gia cầm và các loại thịt. Các loại thức ăn thường gây ngộ độc thực phẩm là thịt gia cầm sống và các loại thịt, sữa chưa tiệt trùng, sản phẩm chưa qua nấu chín. Viêm ruột cũng có thể do nhiễm khuẩn hay virus phổ biến là:

  • Salmonella: một loại vi khuẩn phổ biến gây tiêu chảy, sốt và đau bụng từ 12-72 tiếng sau khi nhiễm khuẩn.
  • Escherichia coli: thường gọi là vi khuẩn E. coli, một loại virus gây những triệu chứng nhẹ như đau bụng và sốt đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn như đi phân ra máu hoặc suy thận.
  • Staphylococcus aureus (S. aureus): loại vi khuẩn chứa 7 chất độc này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
  • Campylobacter jejuni (C.jejuni): một loại vi khuẩn khác thường gây ra ngộ độc thực phẩm.
  • Shigella: vi khuẩn gây bệnh lỵ trực khuẩn thường ảnh hưởng đến ruột.
  • Yersinia enterocolitica (Y. enterocolitica): loại vi khuẩn này gây tiêu chảy nghiêm trọng và có thể gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ruột khác là do tiếp xúc với người hoặc động vật bị bệnh nhưng nguyên do này ít phổ biến hơn. Nguyên nhân khác gây viêm ruột là xạ trị.

Không chỉ có tế bào ung thư mà còn có những tế bào khỏe mạnh có thể bị xạ trị tiêu diệt, bao gồm các tế bào ở miệng, dạ dày và tế bào ruột. Kết quả là viêm ruột do xạ trị sẽ xảy ra khi những tế bào ruột khỏe mạnh bị phóng xạ làm tổn thương dẫn đến viêm.

Hơn nữa, viêm ruột còn có thể xảy ra do dùng các loại thuốc như ibuprofen và naproxen sodium, các thuốc cấm như cocaine, các bệnh tự miễn như bệnh Crohn.

viêm ruột

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm ruột?

Viêm ruột rất thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, viêm ruột ở người lớn lẫn viêm ruột ở trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột?

Một số yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm:

  • Thành viên trong gia đình bị viêm ruột
  • Đi du lịch trong thời gian gần đây
  • Uống nước chưa qua xử lý hoặc nước bị ô nhiễm
  • Thành viên trong gia bị viêm dạ dày ruột cấp (nhiễm virus đường ruột).

Khi đi lựa chọn địa điểm du lịch, đặc biệt là các chuyến đi dài ngày, dạ dày của bạn sẽ trở nên cồn cào, uể oải và thậm chí bạn có thể bị táo bón. Tham khảo bài viết 6 cách giúp bạn phòng bệnh tiêu hóa khi đi du lịch để có thể phòng chống bệnh tốt hơn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm ruột?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám lâm sàng, xét nghiệm máu hoặc cấy phân.

Nếu bác sĩ muốn xác định chính xác bạn bị nhiễm loại khuẩn nào, họ sẽ dùng phương pháp nuôi cấy phân, mặc dù cách kiểm tra này không phải lúc nào cũng đem lại kết quả.

Trong những trường hợp này, bạn sẽ được chỉ định nội soi đại tràng hoặc nội soi dạ dày-tá tràng để nhìn rõ bên trong ruột, hoặc sinh thiết để chẩn đoán. Bạn cũng có thể sẽ cần chụp X-quang hoặc CT và MRI để được chẩn đoán tốt hơn.

viêm ruột

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm ruột?

Nếu bệnh nhẹ, bạn sẽ không cần đến điều trị vì bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Đối với các triệu chứng tiêu chảy, bạn chỉ cần phải bổ sung nước.

Nếu bạn không thể uống đủ nước, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung nước bằng dung dịch điện giải, đó là hợp chất của nước với các chất điện giải cần thiết bao gồm natri (muối) và kali.

Nếu bạn bị viêm ruột cấp – tiêu chảy cấp, bạn sẽ cần truyền dịch tĩnh mạch, uống thuốc hoặc thậm chí là nhập viện. Với trẻ bị viêm ruột, trường hợp trẻ bị tiêu chảy và mất nước sẽ cần được chăm sóc y tế và truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Nếu bạn bị viêm ruột do phóng xạ, bác sĩ có thể phải thay đổi xạ trị hoặc ngừng hẳn. Thậm chí bạn có thể cần phải được phẫu thuật để loại bỏ một phần ruột non bị hư hại.

Các loại thuốc tiêu chảy dù ít được dùng nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ làm chậm tiến triển bệnh bằng cách làm chậm quá trình đào thải mầm bệnh. Nếu bạn bị tiêu chảy sau khi dùng thuốc lợi tiểu, bạn nên dừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm ruột?

Bạn sẽ có thể kiểm soát viêm ruột nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa tay cẩn thận trước khi ăn, khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh sử dụng các thức uống không hợp vệ sinh như nước từ dòng suối, nước giếng và nước chưa được đun sôi.
  • Khi ăn trứng hoặc thịt gia cầm, bạn chỉ nên dùng dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bạn nên ăn thực phẩm được nấu chín kỹ và dự trữ thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia.

Viêm ruột nói chung hay tiêu chảy nói riêng có nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, bạn cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm, chế biến đúng quy cách và rửa tay trước khi ăn là biện pháp đơn giản nhất để phòng bệnh.

Khi bệnh xảy ra, bạn nên chú ý uống bổ sung đầy đủ các loại nước có chứa ion điện giải như nước khoáng hoặc dung dịch muối đường oresol. Nếu bệnh nhẹ, bạn nên ăn uống bình thường với thức ăn chín bảo đảm vệ sinh. Khi có bất cứ bất thường nào liên quan đến bệnh trở nặng như đề cập ở trên, bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.


Nguồn tham khảo

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.