Back to top

20 cách chống say tàu xe hiệu quả

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

Các thông tin hữu ích về cách chống say tàu xe, mẹo chữa hết say xe hay các cách chữa say xe dân gian mà bạn nên biết. Từ đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi di chuyển trên các phương tiện đi lại, tránh cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, choáng váng. 

Chứng say tàu xe là một rối loạn phổ biến xảy ra ở khu vực tai trong. Nguyên nhân là từ những chuyển động lặp đi lặp lại từ xe cộ hoặc bất kỳ chuyển động nào tác động đến phần tai trong.  

Một số người cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa khi đi máy bay, ô tô hay chơi các trò chơi cảm giác mạnh tại công viên giải trí. Một nghiên cứu vào năm 2013 còn cho thấy phim 3D cũng có thể gây buồn nôn. Vậy nên trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn có thể áp dụng các cách chống say xe để đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn 6 mẹo chữa say xe hiệu quả. 

4 sự thật thú vị về say tàu xe

  • Không có sự khác biệt giữa say tàu xe và say sóng.
  • Những cá thể động vật không có hệ thống tiền đình (giúp giữ thăng bằng) sẽ không bị hiện tượng say tàu xe.
  • Nếu không có cơ quan cảm nhận chuyển động ở tai trong thì chứng say tàu xe sẽ không xảy ra. Điều đó cho thấy tai trong có vai trò quan trọng trong chứng rối loạn này.
  • Các triệu chứng của say tàu xe bao gồm buồn nôn, nôn và chóng mặt.

Nguyên nhân gây say tàu xe

Nguyên nhân say tàu xe

Nguyên nhân say tàu xe

Tình trạng này được gọi chung là say tàu xe. Khi đi tàu, thuyền trên biển thì người ta thường dùng từ say sóng – nhưng đó cũng là chứng rối loạn tương tự. Để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi, bạn sẽ cần biết vài cách chống say xe hiệu quả.

Những chuyển động bên ngoài được não cảm nhận bằng nhiều con đường khác nhau của hệ thần kinh bao gồm tai trong, mắt và các mô ở bề mặt cơ thể. Khi cơ thể di chuyển một cách chủ động, chẳng hạn như đi bộ, tín hiệu từ các giác quan truyền được não bộ điều phối, xử lý.

Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn với nhau từ các cơ quan thu nhận cảm giác: tai trong, mắt, thụ thể cảm giác trên da, cơ và khớp.

Có giả thuyết cho rằng khi bạn ngồi trên thuyền hoặc xe ô tô và không nhìn ra ngoài cửa sổ, cơ quan cảm giác ở tai trong cảm nhận được chuyển động lên xuống, trái phải nhưng mắt lại nhìn cố định một điểm và cảm thấy như không có sự di chuyển nào. Sự mâu thuẫn giữa các tín hiệu này có thể là nguyên nhân gây ra chứng say tàu xe.

Triệu chứng say tàu xe

Các triệu chứng nghiêm trọng khi bị say tàu xe bao gồm:

Các biểu hiện phổ biến khác có thể là:

  • Đổ mồ hôi
  • Cảm thấy không thoải mái
  • Có cảm giác không khỏe (khó chịu)

Một vài triệu chứng nhẹ của say tàu xe có thể thấy là:

Những cách chống say tàu xe hiệu quả nhất

20 cách chống say tàu xe hiệu quả

20 cách chống say tàu xe hiệu quả

Các triệu chứng của chứng say xe thường kết thúc khi những chuyển động là nguyên nhân gây ra chúng chấm dứt. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người cảm thấy say xe kéo dài vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc.

Hầu hết những người từng say tàu xe đều tìm cách chống say xe hiệu quả để cải thiện tình trạng trong chuyến đi sau. Bạn có thử một vài cách chống say xe sau đây.

1. Cách chống say xe – Nhìn ra ngoài trời

Một lời khuyên thường thấy cho những người bị say xe là nên nhìn ra ngoài cửa sổ về phía chân trời theo hướng phương tiện đang di chuyển. Việc này giúp định hướng lại cảm giác thăng bằng bên trong não bộ bằng cách cung cấp thêm cảm nhận về chuyển động thống nhất.

Nhìn ra ngoài trời là một cách giúp bạn chống say xe.

Nhìn ra ngoài trời là một cách giúp bạn chống say xe.

2. Nhắm mắt và ngủ một giấc

Khi bạn đi vào buổi tối hoặc không ngồi gần cửa sổ, hãy nhắm mắt lại hoặc chợp mắt một lát. Điều này khá có hữu ích để giải quyết những mâu thuẫn trong tín hiệu từ mắt và tai trong.

3. Nhai kẹo cao su

Một phương pháp đơn giản để giảm chứng say xe nhẹ là nhai kẹo cao su. Bạn cũng có thể ăn vặt trên xe, nói chung cử động nhai có thể giúp làm giảm các tác động do xung đột tín hiệu giữa mắt và tai gây ra.

4. Không khí trong lành

Không khí trong xe trong lành, mát mẻ cũng có khả năng làm giảm nhẹ những triệu chứng say xe. Tránh những thứ gây ra mùi hôi trên xe vì chúng khiến bạn buồn nôn thêm.

5. Gừng

Gừng có thể giúp giảm say tàu xe hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm gừng có sẵn ở dạng viên như kẹo gừng hay nhai một miếng gừng tươi để cảm thấy tốt hơn.

6. Bấm huyệt

Một số nghiên cứu cho thấy bấm huyệt cũng là cách chống say xe và hạn chế những triệu chứng xảy ra nặng nề. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa có cơ sở khoa học rõ ràng.

7. Tránh thực phẩm khó tiêu

Các loại thực phẩm gây khó tiêu như các loại đồ chiên dầu mỡ, gia vị gây kích thích dạ dày, đồ chua,.. sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày khiến bạn khó tiêu cũng như đầy hơi. Từ đó, sẽ dễ dàng say xe và buồn nôn hơn.

8. Ăn lót dạ trước khi đi

Một mẹo chữa hết say xe cực kỳ hiệu quả đó là ăn lót dạ trước khi khởi hành. 

Khi áp dụng cách chống say xe này, bạn cần chú ý không nên ăn quá no hoặc quá đói. Bởi nếu ăn quá no sẽ khiến bạn bị chướng bụng, đầy hơi. Còn nếu để bụng đói thì lại khiến dạ dày cồn cào, dễ bị buồn nôn khi đang đi xe.

Đặc biệt bạn cũng nên tránh những thức ăn chua cay hay nhiều dầu mỡ cũng khiến dễ buồn nôn hơn. Chỉ nên ăn đồ nhẹ nhàng lót dạ trước chuyến đi.

9. Cách chống say xe bằng cách chọn chỗ ngồi ít xóc

Mẹo chữa hết say xe - Chọn chỗ ngồi ít xóc

Mẹo chữa hết say xe – Chọn chỗ ngồi ít xóc

Đối với những ai có cơ địa hay bị say tàu xe thì việc chọn chỗ ngồi khi đi xe là việc cực kỳ cần thiết. Bởi chỗ ngồi càng xóc thì tình trạng say xe của bạn sẽ càng nặng.

Đối với những ai đi xe ô tô, xe khách, xe đò thì nên chọn những ghế gần tài xế hoặc ở giữa xe. Đây là những vị trí xe ít xóc, ổn định nhất. Đặc biệt cần tránh những phần xe gần bánh xe sẽ đỡ say.

Đối với những ai đi thuyền thì những vị trí gần cửa sổ sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Ở những vị trí này, bạn sẽ dễ dàng quan sát cảnh vật bên ngoài nhất. Nhờ đó phân tán sự tập trung vào việc đi thuyền và giảm tình trạng say.

Cùng với đó, cần chọn chỗ ngồi ở giữa tàu, ở vị trí càng thấp càng tốt. Bởi vị trí giữa tàu là nơi có độ cân bằng tốt nhất và ít bị tác động từ sóng. Nhờ đó bạn sẽ ít bị say nhất.

Đối với trường hợp say ở trên máy bay thì nên chọn những chỗ ngồi như: ở gần phía trước máy bay, ở giữa hai cánh. Đây là những chỗ hạn chế được tiếng ồn và rung lắc, nhờ đó giảm tối đa tình trạng buồn nôn khi đi. 

10. Mang khẩu trang ngăn mùi

Đây cũng là một mẹo chữa hết say xe được nhiều người áp dụng. Khi đeo khẩu trang, các loại mùi khó chịu trong xe khiến nhiều người dễ say xe sẽ bị chặn bớt lại.

Hơn thế nữa, mang khẩu trang còn giúp giảm các loại khí độc ảnh hưởng đến tế bào thân kinh tạo cảm giác say xe. Vì vậy bạn sẽ thấy đỡ say xe hơn khi đeo khẩu trang.

11. Tránh những người bị say xe

Ở gần những người bị say xe sẽ khiến não dễ định hướng là ta đang say xe hơn. Vì vậy làm tăng cảm giác say xe và khiến bạn buồn nôn.

12. Dùng khoai tây để chống say tàu xe

Việc ăn khoai tây hay những thực phẩm có nhiều tinh bột sẽ giúp cơ thể nạp được đầy đủ calo hơn. Nhờ thế giúp bạn giảm tình trạng buồn nôn.

Bạn có thể chế biến khoai tây thành nhiều món như hấp, nướng, nghiền với sữa,… sẽ giúp cơ thể được bổ sung nguồn calo dồi dào, ổn định dạ dày.

13. Sử dụng vỏ quýt, chanh tươi

Đây là những loại vỏ trái cây có mùi thơm mạnh, có tinh dầu dễ ngửi giúp khử mùi xe tốt. Nhờ đó bạn sẽ ít ngửi thấy mùi xe và cảm giác như mình đang không ở trong xe. 

Đây là cách phân tán giác quan, đánh lừa tín hiệu não và từ đó giúp bạn cảm thấy đỡ khó chịu khi đi xe.

14. Mẹo chữa hết say xe bằng dầu gió

Một cách chữa say xe dân gian nữa là ngửi dầu gió. Đây cũng là cách tránh say xe được nhiều người áp dụng khi tình trạng say nhẹ.

Tương tự như cách dùng vỏ quýt, chanh, ngửi mùi dầu gió thơm sẽ giúp bạn phân tán tư tưởng và tránh nghĩ đến việc say xe, buồn nôn.

15. Tránh đọc sách, báo, chữ nhỏ trên xe

Khi bạn đang đọc sách, do quyển sách đứng yên cố định nên mắt sẽ truyền tín hiệu đến cho não là bạn đang đứng yên.

Tuy nhiên khi xe bị xóc hay thay đổi vận tốc, vào khúc cua thì tai trong của bạn lại đón nhận chuyển động và cũng truyền đến não. Những tín hiệu trái ngược nhau được truyền đến não sẽ khiến ta càng dễ bị say xe.

Vì vậy cách chống say xe tốt nhất bạn có thể áp dụng lúc này là đừng đọc sách, nhìn ra ngoài cửa sổ để nhìn được sự chuyển động của mọi vật xung quanh. Lúc này tín hiệu đến não sẽ được đồng nhất và cảm giác say xe của bạn sẽ đỡ hơn.

16. Cách chống say tàu xe hiệu quả – Nói chuyện với người khác

Nói chuyện với người khác

Nói chuyện với người khác

Bên cạnh các cách chữa say xe dân gian hay cách chống say xe bên trên thì việc nói chuyện với người khác cũng giúp giảm cảm giác say xe.

Việc nói chuyện với người khác giúp phân tán sự tập trung của bạn, nhờ thế hiện tượng say xe được giảm đi ít nhiều.

17. Thường xuyên đi tàu xe hơn

Một điều mà nhiều người thường không ngờ tới là bạn có thể thích nghi với việc đi tàu xe để giảm cảm giác say xe mỗi lần đi.

Bằng cách đi tàu xe, máy bay,… nhiều hơn, cơ thể bạn sẽ dần quen với việc ở trên các phương tiện này. Nhờ đó giảm buồn nôn, choáng váng, đau đầu,.. khi trên xe.

18. Sử dụng thuốc chống say xe

Bên cạnh những cách chống say xe theo kinh nghiệm, bạn có thể uống thuốc chống say xe trước khi đi du lịch.

Có nhiều loại thuốc chống say xe với nhiều thành phần khác nhau, trong đó phổ biến hàng đầu là 4 loại như sau:

18.1. Thuốc kháng histamin

Các thuốc này có thể bao gồm diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine,… Thuốc thường gây buồn ngủ, đây cũng là cách giúp bạn tạm quên đi cảm giác khó chịu. Lưu ý là thuốc kháng histamin không nên dùng cho trẻ em.

18.2 Thuốc chống nôn

Đây là thuốc được chỉ định khi bạn bị nôn ói do rối loạn tiêu hóa, nôn sau phẫu thuật hay do hóa trị điều trị ung thư. Không khuyến cáo sử dụng để ngăn ngừa nôn ói khi say tàu xe.

18.3 Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic thường có dạng là miếng dán sau tai. Thuốc chống say tàu xe này hoạt động theo cơ chế cản trở acetylcholine – chất gây kích thích hoạt động tiết nước bọt của cơ thể. Việc này giúp giảm tình trạng buồn nôn, nôn ói và nhiều biểu hiện khác khi say xe.

18.4 Thuốc kháng đối giao cảm

Đây là thuốc chống say xe sử dụng hoạt chất scopolamine (còn có tên khác là hyoscine). So với các loại thuốc khác, thuốc kháng đối giao cảm có khả năng chống say xe khá tốt. Thuốc cũng có dạng là miếng dán da, kết hợp với thời gian tác động kéo dài (có thể lên tới 72 tiếng) nên sẽ giúp bạn hạn chế việc phải uống thuốc nhiều lần. Tuy nhiên thuốc cũng có nhược điểm là không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Nhìn chung các thuốc chống say xe thường kèm theo tác dụng phụ là gây buồn ngủ và khô miệng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về nguyên nhân và rút ra những cách chống say xe đơn giản, hiệu quả với bản thân. Đừng để cơn say xe phá hỏng niềm vui trong mỗi chuyến đi của bạn.

Có thuốc trị say tàu xe dứt điểm không?

Hiện không có thuốc trị say tàu xe dứt điểm. Để chống say tàu xe khi di chuyển, bạn có thể chọn các mẹo chữa hết say xe như uống thuốc say xe hay sử dụng các biện pháp ngừa say xe như bên trên đề cập.

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin về các mẹo chữa hết say xe, các cách chống say xe dân gian hiệu quả nhất. Hi vọng với những phương pháp này, bạn sẽ có một chuyến đi an toàn, thoải mái hơn.

Ngoài vấn đề say tàu xe, một chuyến du lịch trọn vẹn là khi bạn có thể giảm thiểu thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Giải pháp cho một chuyến đi chơi trọn vẹn tốt nhất chính là tham gia một chương trình bảo hiểm du lịch cho bản thân và gia đình. Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhưng bạn nên chọn những công ty có uy tín kinh nghiệm lâu đời. 

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo:

  • What’s to know about motion sickness?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/176198.php

Related articles
arrow
arrow