Nội dung bài viết / Table of Contents
Mỗi năm, người lao động được hưởng ít nhất 12 ngày phép để sử dụng khi có nhu cầu, công việc cá nhân phát sinh. Các chuyên gia khuyến khích rằng, mỗi năm bạn nên thu xếp thực hiện từ 2 -3 chuyến đi du lịch xen kẽ trong thời gian làm việc. Đây sẽ là cách giúp bạn giảm tải căng thẳng và lấy lại năng lượng.
Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ, đa số người lao động đều có dư ngày phép vào dịp cuối năm. Vậy, đây chính là thời điểm thích hợp để bạn có thể lên kế hoạch cho các chuyến đi xa cùng gia đình, bạn bè để thư giãn sau một năm làm việc vất vả. Dưới đây là 7 bước giúp bạn lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ hoàn hảo trước khi bắt đầu công việc của năm mới.
Trong cuộc phỏng vấn, sau khi được thông báo về việc đi làm ở vị trí mới, bạn cần hỏi nhà tuyển dụng về ngày bắt đầu công việc của mình.
Nếu họ chưa cần người gấp, bạn có thể đề nghị họ cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi (lý tưởng nhất là nửa tháng) trước khi đi làm.
Ngoài ra, bạn cũng cần lập kế hoạch cho ngày cuối cùng làm ở công ty cũ. Hãy tận dụng số ngày phép còn dư để tăng thời gian trống giữa hai công việc.
Một số công ty đòi hỏi bạn làm nốt 30 ngày mới được nghỉ, và cũng có những công ty sẽ giải quyết cho bạn nghỉ ngay. Nếu được như vậy, bạn sẽ có khá nhiều thời gian để lên kế hoạch du lịch trước khi nhận nhiệm vụ mới.
Ngân sách là yếu tố quyết định chất lượng của mỗi chuyến du lịch. Ai cũng muốn có một kỳ nghỉ “sang chảnh”, nhưng bạn cần lượng sức mình kẻo thâm hụt ngân quỹ. Đừng bao giờ tiêu vượt quá số tiền mình đang có.
Chẳng hạn, lương của bạn là 20.000.000 đồng/tháng và bạn đang ấp ủ kế hoạch về chuyến du lịch châu Âu. Vậy thì, bạn hãy chờ ít nhất 5 tháng sau, khi kiếm đủ số tiền cần cho một chuyến đi như vậy, rồi hẳn lên đường.
Nếu khó lòng chờ lâu như vậy, hãy “liệu cơm gắp mắm”, chọn điểm đến hợp với túi tiền mình. Đây là một số gợi ý cho lên kế hoạch du lịch của bạn:
Bạn đã chuẩn bị mọi bước trong lên kế hoạch du lịch ổn thỏa vào tuần tới. Một ngày trước khi lên đường, không may bạn bị đụng xe gãy chân và buộc phải hủy vé ga, tàu. Ngoại trừ cảm giác tiếc nuối chuyến đi, bạn còn phải chịu tổn thất về chi phí đã bỏ ra. Tuy nhiên, nếu bạn đã đăng ký tham gia bảo hiểm du lịch thì số tiền này sẽ được hoàn trả lại khi bạn có thủ hồ sơ khám bệnh tương ứng. Đó là lý do tại sao các chuyên gia thường khuyên bạn nên mua bảo hiểm du lịch để được bảo đảm an toàn trong suốt chuyến đi và bồi hoàn trong những trường hợp rắc rối hi hữu. Bằng cách đó, bạn có thể bắt đầu lại chuyến du lịch của mình vào một thời điểm khác.
Ngoài ra, bảo hiểm du lịch còn có nhiều điều khoản hấp dẫn khác: chi trả chi phí y tế trong trường hợp bạn bị bệnh hoặc tai nạn trong chuyến đi, chi trả phí vận chuyển y tế nhằm đưa bạn đến bệnh viện gần nhất, hỗ trợ bồi thường nếu chẳng may bạn bị mất cắp tiền bạc hoặc tài sản,…
Lên kế hoạch du lịch không chỉ mang tới cho bạn cơ hội khám phá vùng đất mới, khám phá nền văn hóa, lịch sử, ẩm thực,… của nước bạn, mà còn là khoảng thời gian quý giá để bạn nhìn lại chính mình.
Những buổi sáng thức dậy sớm ở một nơi xa lạ, khi không gian xung quanh tuyệt đối yên tĩnh, bạn hãy ngẫm xem suốt thời gian qua mình đã đạt được những mục tiêu gì, chưa làm được những gì, có hài lòng với thành quả đó không, bạn muốn mình ở đâu trong 5, 10 năm tới,…
Hãy xem cách bạn đối nhân xử thế với người xung quanh liệu có đúng mực và có cần thay đổi, có mối quan hệ căng thẳng nào cần hóa giải hay không…
Những kỳ nghỉ dài ngày cũng là cơ hội tự nhiên để bạn lùi lại một bước, suy nghĩ xem mình thiếu sót những gì, từ đó kịp thời cải thiện nhằm có bước tiến xa hơn sau khi trở về.
Chẳng có quy định nào bắt buộc bạn phải mua quà về cho đồng nghiệp, nhưng đây là quy tắc ứng xử tối thiểu mà nhân viên nào cũng nhớ.
Nhất là khi bạn sắp có một công việc mới bên những người đồng nghiệp mới. Bạn nghĩ sao về chút quà mua được từ chuyến du lịch mang ý nghĩa “làm quen” khi bạn đến văn phòng mới vào ngày đầu tiên?
Những hộp kẹo bánh đặc sản của đất nước bạn ghé thăm, những chiếc móc khóa, bút chì,… nhỏ xinh tuy chẳng đáng bao nhiêu tiền nhưng thể hiện thiện chí của bạn dành cho những người bạn mới.
Mọi người sẽ đánh giá cao cử chỉ này của bạn, và họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ khi bạn vắng mặt khỏi công sở cho những chuyến đi tiếp theo.
Một số người gặp phải hội chứng “trầm cảm hậu nghỉ phép” sau khi kỳ nghỉ kết thúc. Đó là hiện tượng khi bạn cảm thấy chán nản, uể oải vì phải trở lại với khối lượng công việc hàng ngày.
Để vượt qua hội chứng này, trước khi đi chơi, bạn hãy để đầu óc hoàn toàn thư thái, vì công việc cũ đã kết thúc, công việc mới còn chưa bắt đầu.
Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, bạn hãy thả mình tận hưởng những khoảnh khắc ý nghĩa bên người thân, bạn bè. Sau đó, bạn đã có thêm nguồn năng lượng tích cực để khởi đầu một chặng đường mới.
Hãy mang theo nguồn năng lượng đó khi đến công ty mới, và bạn đã sẵn sàng chinh phục những nấc thang mới trong sự nghiệp.
Bên trên là những bước 6 giúp bạn lên kế hoạch du lịch giữa 2 công việc cũ và mới dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đang băn khoăn về việc cách chọn bảo hiểm du lịch uy tín, bạn có thể cân nhắc chọn lựa Pacific Cross Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Nguồn tham khảo: