Back to top

Sỏi thận là bệnh gì? Những điều cần biết về bệnh sỏi thận

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Vậy sỏi thận là gì và có nguy hiểm hay không? Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới (niệu đạo nữ giới rất ngắn nên không tạo sỏi). Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Bệnh sỏi thận là bệnh gì?

sỏi thận là bệnh gì

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong lượng nước tiểu nhiều. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô.Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận và tình trạng này có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn.

Những triệu chứng sỏi thận bạn cần lưu ý

triệu chứng sỏi thận

Những triệu chứng sỏi thận xuất hiện như thế nào ?

Khoảng một phần ba dân số bị sỏi thận, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng nhận biết sỏi thận, nhưng rất có thể do các vấn đề về nhiễm trùng và tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu sẽ dẫn đến hình thành nên sỏi.

Khi những viên sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng thường gặp nhất là đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện sau đó biến mất và thường di chuyển từ hông lưng (sườn) đến bụng dưới (bụng). Những triệu chứng của sỏi thận khác bao gồm:

  • Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục;
  • Tiểu máu;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Ớn lạnh;
  • Sốt;
  • Cơn đau quặn thận thường xuyên;
  • Đi tiểu gấp;
  • Đổ mồ hôi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn – bệnh nhân cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng trên. Đặc biệt bạn phải tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay nếu có các triệu chứng hoặc biến chứng như:

  • Cơn đau nghiêm trọng tới mức bạn không thể ngồi im;
  • Cơn đau đi kèm buồn nôn và nôn mửa;
  • Cơn đau đi kèm sốt và ớn lạnh;
  • Nước tiểu có máu;
  • Khó tiểu.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh sỏi thận?

Có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi thận chẳng hạn như:

  • Trong nước tiểu có chứa quá nhiều các hóa chất nhất định: canxi, axit uric, cystine hay sỏi struvite (một hỗn hợp của phosphate, magnesium và amoni).
  • Chế độ ăn uống có lượng protein cao và uống quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Khoảng 85% sỏi thận được hình thành từ canxi. Ngoài ra, còn có sỏi axit uric xảy ra thường xuyên hơn nếu có bệnh gút, trong khi sỏi struvite hình thành thường xuyên hơn trong nước tiểu bị nhiễm trùng (sỏi nhiễm trùng).

Những ai thường mắc phải bệnh sỏi thận?

Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sỏi thận, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người lớn tầm 40 tuổi trở lên. Bạn có thể hạn chế các nguyên nhân bị hình thành sỏi trong thận bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận?

yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận

Những yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này nếu bạn:

  • Có người trong gia đình bị bệnh sỏi thận;
  • Ăn quá nhiều muối hoặc đường;
  • Béo phì;
  • Bệnh hoặc phẫu thuật về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa từ đó ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi và nước của bạn;
  • Mắc một số bệnh lý như nhiễm toan ống thận, cystinuria, cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu và sử dụng một số loại thuốc điều trị nhất định.

Điều trị bệnh sỏi thận

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sỏi thận?

Các bác sĩ sử dụng bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm lượng máu trong nước tiểu. Nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể cho bạn chụp X-quang hoặc siêu âm bụng. Những xét nghiệm này sẽ phát hiện ra hầu hết các loại sỏi (canxi, cystine và đá sỏi struvite). Tuy nhiên, chụp X-quang không thể thấy sỏi axit uric hoặc những viên sỏi nhỏ. Chụp CT đường tiết niệu là một phương pháp hiệu quả để chẩn đoán sỏi thận và tìm kiếm các rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh sỏi thận.

Nếu kết luận vẫn chưa rõ ràng, có thể bác sĩ sẽ làm thêm một xét nghiệm X-quang đặc biệt (pyelogram tĩnh mạch, hoặc IVP). Trong xét nghiệm này, thuốc cản quang được dùng để tái tạo lại hình ảnh đường tiết niệu và tìm các loại sỏi thận.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sỏi thận?

phương pháp điều trị sỏi thận

Những phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả

Điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể được thải ra ngoài một cách tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cách đơn giản nhất để tránh và điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến các bệnh viện đa khoa để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm:

  • Soi niệu quản: các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi. Công cụ này được đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ chúng thành các phần nhỏ hơn bằng laser;
  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL): đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn để có thể thải ra.
  • Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da: nếu viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở vị trí không thể sử dụng phương pháp ESWL, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận?

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi thận:

  • Dùng thuốc theo chỉ định;
  • Làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống;
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít một ngày;
  • Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy triệu chứng nặng hơn.

Sỏi thận là bệnh khá phổ biến. Biện pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả nhất là uống nhiều nước, kiểm soát tốt bệnh gút và nhiễm trùng đường tiểu. Các thuốc nội khoa làm tan sỏi có tác dụng rất hạn chế, do đó việc can thiệp ngoại khoa hầu như là cách duy nhất điều trị triệt để sỏi thận.

Nếu bạn bị sỏi thận hoặc tái phát thường xuyên, bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa thận học để tìm thêm các nguyên nhân đặc biệt gây ra sỏi như tăng canxi máu, cường tuyến cận giáp. Chế độ ăn giàu canxi là cần thiết và không phải là nguyên nhân gây ra sỏi thận, do đó nếu bạn bị sỏi thận, vẫn nên duy trì sữa và các sản phẩm từ sữa.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!

Các bài viết liên quan

Nguồn tham khảo

  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 627
  • Ngày đăng: Tháng Chín 16, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Chín 16, 2017
  • Ngày đăng: Tháng Chín 16, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Chín 16, 2017
Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.