Back to top

Bệnh viêm cầu thận cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Thận có chức năng lọc máu để tạo ra nước tiểu… Hội chứng viêm thận được chẩn đoán khi có đái máu, protein niệu các mức độ, thường là hồng cầu biến dạng…

Viêm cầu thận cấp là bệnh gì?

Bệnh viêm cầu thận cấp là một đợt viêm cầu thận xảy ra bất ngờ và đột ngột. Có rất nhiều bệnh gây ra viêm cầu thận cấp như các bệnh hệ thống hoặc các bệnh chỉ xảy ra trong các cầu thận. Khi tình trạng viêm xảy ra trong thận, các mô sẹo sẽ thay thế mô thận bình thường và gây ra suy thận không thể đảo ngược.

Viêm cầu thận cấp là bệnh gì ?

Viêm cầu thận không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Mức độ phổ biến của bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp tính có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Viêm cầu thận cấp ở trẻ em từ 4-7 tuổi là tình trạng rất phổ biến. Bệnh có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng viêm thận cấp cần lưu ý

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm cầu thận cấp là gì?

Triệu chứng viêm cầu thận

Không bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến viêm cầu thận, hãy đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Viêm cầu thận cấp có thể gây ra các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.

Một số triệu chứng viêm cầu thận cấp bao gồm:

  • Sưng húp ở mặt (phù nề)
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Máu trong nước tiểu (nước tiểu tối màu, rỉ sét)
  • Lượng nước dư thừa trong phổi, gây ho
  • Huyết áp cao.

Biểu hiện lâm sàng của viêm cầu thận cấp thường khác nhau đối với từng bệnh nhân cho nên cần phải theo dõi kỹ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng viêm thận nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân viêm cầu thận cấp là gì?

Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp là gì ?

Các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp cũng có thể là nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp, hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Viêm cầu thận cấp có thể là một phản ứng với nhiễm trùng như viêm họng hoặc áp xe răng. Nguyên nhân viêm cầu thận cấp cũng có thể do hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với nhiễm trùng.

Tình trạng này có thể tự hết mà không cần điều trị. Nếu không hết, điều trị kịp thời là cần thiết để ngăn chặn tổn thương thận lâu dài. Những bệnh được biết đến gây ra viêm cầu thận và kích hoạt viêm cầu thận cấp bao gồm:

Nhiễm trùng

  • Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn: viêm cầu thận có thể phát triển 1 hoặc 2 tuần sau khi phục hồi từ một nhiễm trùng gây viêm họng hay nhiễm trùng da (chốc lở). Để chống lại nhiễm trùng, cơ thể sản xuất thêm kháng thể, đến khu trú tại cầu thận và gây viêm. Trẻ em có nhiều khả năng phát triển viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn hơn người lớn và khả năng phục hồi nhanh chóng hơn.
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: vi khuẩn đôi khi lan truyền qua máu và nằm ở tim, gây ra tình trạng nhiễm trùng một hoặc nhiều van tim. Những người có một khiếm khuyết tim như van tim bị hư hoặc van nhân tạo có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này. Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn có liên quan đến bệnh cầu thận, nhưng mối liên quan chính xác giữa hai tình trạng này không rõ ràng.
  • Nhiễm trùng do virus: nhiễm virus như virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), viêm gan B và viêm gan C có thể gây ra viêm cầu thận.

Bệnh miễn dịch

  • Lupus: lupus có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm da, khớp, thận, tế bào máu, tim và phổi.
  • Hội chứng phổi thận: một rối loạn phổi miễn dịch hiếm hoi giống như viêm phổi, hội chứng phổi thận gây chảy máu trong phổi cũng như viêm cầu thận.
  • Bệnh lý thận IgA: đặc trưng bởi các đợt tái phát tiểu máu, là kết quả của bệnh cầu thận tiên phát từ việc tích lũy globulin miễn dịch A (IgA) trong các cầu thận. Bệnh lý thận IgA có thể phát triển trong nhiều năm mà không có triệu chứng đáng chú ý nào.

Viêm mạch máu

  • Viêm đa động mạch: đây là hình thức viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và vừa ở nhiều nơi trên cơ thể như tim, thận và ruột.
  • U hạt Wegener: đây là hình thức viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và vừa trong phổi, đường hô hấp trên và thận.

Các tình trạng có khả năng gây sẹo cho các tiểu cầu thận:

  • Cao huyết áp: huyết áp cao có thể làm hỏng thận và giảm khả năng hoạt động bình thường của thận. Viêm cầu thận cũng có thể dẫn đến huyết áp cao vì nó làm giảm chức năng thận và có thể ảnh hưởng đến cách thận xử lý natri.
  • Bệnh thận tiểu đường: bệnh thận tiểu đường có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai có bệnh tiểu đường. Bệnh thận tiểu đường thường phải mất nhiều năm phát triển. Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp tốt có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương thận.
  • Xơ hóa cầu thận ổ – cục bộ: đặc trưng bởi một số sẹo trong vài tiểu cầu, tình trạng này có thể do bệnh khác gây ra hoặc không rõ lý do.

Nguy cơ mắc phải viêm cầu thận

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm cầu thận cấp?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm cầu thận cấp như những người có các vấn đề:

  • Tích lũy đạm
  • Bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận
  • Bệnh mạch máu, như viêm mạch hoặc viêm đa động mạch
  • Hội chứng Goodpasture
  • Sử dụng nhiều thuốc giảm đau, đặc biệt là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
  • Viêm thành mạch dị ứng
  • Bệnh lý thận IgA
  • Lupus viêm thận
  • Viêm cầu thận màng tăng sinh.

Chẩn đoán & điều trị viêm thận cấp

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm cầu thận cấp?

Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể chỉ ra viêm cầu thận cấp, nhưng tình trạng này sẽ rõ ràng hơn khi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên không bình thường. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận và thực hiện chẩn đoán viêm cầu thận cấp tính bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy các tế bào hồng cầu và xác tế bào hồng cầu trong nước tiểu, là dấu hiệu có thể có tổn thương cầu thận. Kết quả phân tích nước tiểu cũng có thể hiển thị các tế bào bạch cầu, một chỉ số chung của nhiễm trùng hoặc viêm; lượng protein tăng có thể chỉ ra tổn thương ống sinh niệu. Các chỉ số khác như tăng nồng độ creatinin hoặc ure trong máu có thể rất nguy hiểm.
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin về tổn thương thận và sự suy yếu của cầu thận bằng cách đo nồng độ các chất thải như creatinin và urê nitơ máu.
  • Kiểm tra hình ảnh: nếu bác sĩ phát hiện bằng chứng về tổn thương thận, họ có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán cho phép hiển thị hình ảnh của thận trên phim chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
  • Sinh thiết thận: thủ thuật này liên quan đến việc sử dụng một cây kim đặc biệt trích ra một mẫu mô nhỏ từ thận và kiểm tra bằng kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây viêm. Sinh thiết thận hầu như luôn cần thiết để xác định chẩn đoán viêm cầu thận.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm cầu thận cấp?

Viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Một số trường hợp viêm cầu thận cấp tính, đặc biệt ở những người sau khi bị nhiễm Strep, thường có xu hướng tự cải thiện và không cần điều trị cụ thể nào. Nói chung, mục tiêu của điều trị viêm cầu thận cấp là để bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm.

Giữ huyết áp dưới sự kiểm soát chính là chìa khóa quan trọng để bảo vệ thận. Để kiểm soát huyết áp cao và làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận, bác sĩ có thể kê toa một trong vài loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

Đối với viêm cầu thận cấp tính và suy thận cấp tính, thẩm tách máu có thể giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và kiểm soát huyết áp cao. Các phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp lâu dài dành cho bệnh thận giai đoạn cuối là chạy thận và ghép thận. Khi không thể ghép thận, thường do sức khỏe yếu, chạy thận là lựa chọn duy nhất.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm cầu thận cấp?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm cầu thận cấp tính:

  • Hạn chế lượng muối ăn để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ứ nước, phù nề và tăng huyết áp.
  • Cắt giảm protein và kali tiêu thụ để làm chậm sự tích tụ các chất thải trong máu.
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
  • Kiểm soát mức độ đường trong máu nếu bạn có bệnh tiểu đường.
  • Từ bỏ hút thuốc.

Dinh dưỡng cho người bị viêm cầu thận cấp là gì ?

Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng cho người bị viêm cầu thận cấp:

  • Uống đủ nước: Uống đủ nước rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng khô nước và giúp hệ thống thải độc tố của cơ thể ra ngoài.
  • Tăng lượng chất xơ: Chất xơ có thể giúp giảm cholesterol, giảm huyết áp và duy trì đường tiêu hóa.
  • Ăn nhiều rau và trái cây: Rau và trái cây giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả hơn.
Dinh dưỡng cho người bị viêm cầu thận

Hãy đảm bảo rằng bạn đang có một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ bị viêm cầu thận.

Người bị viêm cầu thận cấp có tập thể dục được không ?

Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch, nhưng người bị viêm cầu thận cấp cần thận trọng khi tập thể dục để tránh gây áp lực lên cơ thể và cầu thận.

Trước khi bắt đầu tập thể dục, người bị viêm cầu thận cấp nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được tư vấn về mức độ và loại tập thể dục phù hợp với sức khỏe của mình. Bác sĩ có thể khuyến nghị một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội.

Ngoài ra, người bị viêm cầu thận cấp cần đảm bảo giữ cho cơ thể luôn được giữ ấm và tránh những cử động gây căng thẳng đối với đường hô hấp. Bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi thường xuyên và không tập thể dục quá sức.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.