Back to top

Bệnh alzheimer là gì? Có điều trị được không?

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Hiện nay, bệnh Alzheimer là gì vẫn đang là một trong những thách thức đối với nền y học hiện đại. Với sự diễn tiến phức tạp và kèm theo nhiều yếu tố tác động lên não bộ, các nhà khoa học vẫn chưa khám phá hết những thông tin về căn bệnh này. Độ tuổi mắc phải Alzheimer đang ngày một trẻ hóa nên chúng ta cần phải có đủ các kiến thức để điều trị và phòng ngừa kịp thời. 

Cùng tham khảo qua phần nội dung bên dưới đây để nắm được các thông tin tổng quan về căn bệnh này bạn nhé! 

1. Bệnh Alzheimer là gì? 

Bệnh Alzheimer là một bệnh rối loạn thần kinh tiến triển theo từng ngày khiến cho não bị thu nhỏ (teo) và các tế bào não chết dần. 

Đây cũng là là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng sa sút trí tuệ – một tình trạng suy giảm nghiêm trọng về kỹ năng tư duy, hành vi ảnh hưởng đến khả năng hoạt động độc lập của một người. Trên tổng số 50 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ trên thế giới, đã có khoảng từ 60% đến 70% là người mắc Alzheimer. 

Theo ước tính tại Hoa Kỳ có khoảng 5,8 triệu người từ 65 tuổi trở lên hiện đang sống chung với bệnh Alzheimer. Trong đó, số người từ 75 tuổi trở lên chiếm trên 80%. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ sáu ở Hoa Kỳ. 

Trung bình, một người mắc bệnh Alzheimer có thể sống từ 4 đến 8 năm sau khi được chẩn đoán nhưng cũng có trường hợp điều trị kịp thời và có thể sống lâu hơn 20 năm.

2. Triệu chứng nhận biết bệnh Alzheimer theo từng giai đoạn 

Tiến triển của bệnh Alzheimer sẽ chia theo nhiều giai đoạn khác nhau: tiền lâm sàng, nhẹ (đôi khi được gọi là giai đoạn sớm), trung bình và nặng (giai đoạn muộn). Các triệu chứng của bệnh Alzheimer sẽ trở nên xấu dần và trầm trọng hơn sau một năm mắc phải. 

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bị mất trí nhớ nhẹ. Và trong giai đoạn cuối người bệnh mất khả năng trò chuyện và không kiểm soát được các hoạt động sinh lý.

Bệnh alzheimer khiến cuộc sống của người bệnh dần trở nên khó khăn hơn.

Bệnh alzheimer khiến cuộc sống của người bệnh dần trở nên khó khăn hơn.

Một vài triệu chứng bệnh Alzheimer ở giai đoạn nhẹ:

  • Hay quên
  • Phán đoán kém 
  • Trở nên thụ động
  • Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc bình thường hàng ngày
  • Làm mất đồ đạc 
  • Thay đổi tâm trạng và tính cách
  • Thường xuyên lo âu và suy tư

Dấu hiệu của bệnh Alzheimer mức độ trung bình

  • Mất trí nhớ ngắn hạn
  • Giảm khả năng tiếp thu và học những điều mới
  • Không thể sắp xếp và tổ chức suy nghĩ một cách logic
  • Xuất hiện ảo giác và hoang tưởng
  • Đôi lúc không kiểm soát được hành vi
  • Dễ bị kích động, tức giận
  • Thường xuyên bồn chồn, lo lắng
  • Các câu nói hoặc cử động lặp đi lặp lại, thỉnh thoảng bị co giật cơ

Dấu hiệu của bệnh Alzheimer nghiêm trọng:

  • Mất khả năng giao tiếp, nói không thành lời
  • Sụt cân
  • Xuất hiện các cơn co giật
  • Dễ bị nhiễm trùng da
  • Khó khăn trong việc ăn uống và nuốt
  • Ngủ nhiều hơn
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer 

Hiện nay, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh Alzheimer chính xác đến từ đâu. Nhưng ở mức độ cơ bản các báo cáo cho thấy rằng protein trong não không hoạt động bình thường dẫn đến làm gián đoạn hoạt động của các tế bào não (tế bào thần kinh) và gây ra một loạt ảnh hưởng xấu cho não là diễn biến sơ khai của bệnh. 

Trong một thời gian dài, các tế bào thần kinh bị tổn thương, mất kết nối với nhau và cuối cùng chết đi dẫn đến các dây thần kinh không còn được kích hoạt và truyền tín hiệu với nhau. 

Diễn tiến của bệnh Alzheimer khá chậm, các tế bào sẽ chết dần trong nhiều năm và những tổn thương bộc phát thành triệu chứng thường bắt đầu ở vùng não kiểm soát trí nhớ. 

Tuy nhiên, tác nhân cụ thể khiến cho các protein trong não không còn hoạt động vẫn là một dấu hỏi lớn đối với nền y học. Các nhà khoa học tin rằng bệnh Alzheimer là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền, lối sống và môi trường ảnh hưởng đến não bộ theo thời gian. Cụ thể, các yếu tố rủi ro đến từ:

  • Tuổi tác cao 
  • Di truyền từ gia đình
  • Hội chứng down
  • Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ
  • Chấn thương ở đầu
  • Uống quá nhiều rượu bia
  • Chất lượng giấc ngủ kém
  • Ít giao tiếp xã hội
  • bệnh alzheimer

4. Bệnh Alzheimer có chữa được không?

Alzheimer là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc giúp giảm các triệu chứng về trí nhớ và các thay đổi nhận thức khác trong một thời gian. 3 loại thuốc hiện được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer là:

  • Thuốc ức chế men Cholinesterase: Những loại thuốc này có tác dụng tạo ra một chất truyền tin hóa học, giúp liên kết các tế bào bị suy giảm trong não do bệnh Alzheimer. Đây thường là loại thuốc đầu tiên được kê đơn đối với người bệnh ở giai đoạn nhẹ và các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần theo thời gian nếu kết hợp đúng phác đồ điều trị và sinh hoạt hợp lý. 
  • Memantine (Namenda): Thường được sử dụng với các trường hợp bệnh từ trung bình đến nặng. Loại thuốc này sẽ hoạt động trong một mạng lưới giúp kết nối các tế bào não và làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng.
  • Aducanumab (Aduhelm): tháng 6 năm 2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt aducanumab (Aduhelm) để điều trị một số trường hợp mắc bệnh Alzheimer. Đây là loại thuốc đầu tiên được chấp thuận ở Hoa Kỳ để điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh Alzheimer bằng cách nhắm mục tiêu và loại bỏ các mảng amyloid trong não. Mặc dù đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ phê duyệt ở các nghiên cứu lâm sàng nhưng phương pháp này vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.
Alzheimer - căn bệnh “người già” khá phổ biến hiện nay.

Alzheimer – căn bệnh “người già” khá phổ biến hiện nay.

5. Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer từ sớm

Hiện nay, bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi trước 40 không phải hiếm gặp. Chính vì thế, việc phòng ngừa sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra của Alzheimer. 

Bạn có thể bắt đầu bằng việc thiết lập những những thói quen sống khoa học đơn giản để tăng cường sức khỏe từ hôm nay. Đã có nhiều bằng chứng cho những thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và các rối loạn khác gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Một số thói quen lành mạnh tốt cho tim và làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer có thể kể đến như:

  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. 
  • Thiết lập chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm. Nên chọn lựa các sản phẩm tươi, nhiều vitamin, chất xơ. Hạn chế thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ chiên nhiều dầu mỡ. 
  • Tuân theo các hướng dẫn điều trị để kiểm soát huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao. 
  • Bỏ thuốc lá và rượu bia. 

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy việc phát triển các kỹ năng tư duy bằng cách vận động não bộ thường xuyên cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Những người bước vào tuổi trung niên nên tích cực tham gia các sự kiện xã hội, đọc sách, khiêu vũ, chơi trò chơi, sáng tạo nghệ thuật. Đây là những hoạt động kích thích não bộ hiệu quả. 

Sức khỏe là một tài sản vô cùng quý giá của con người, chúng ta nên chăm chút và giữ gìn mỗi ngày. Việc đầu tư cho bản thân một khoản dự phòng cho sức khỏe cũng là một cách chi tiêu hợp lý. 

Pacific Cross Việt Nam xin giới thiệu gói bảo hiểm sức khỏe Toàn Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng muốn được chăm sóc y tế ở mức chi phí hợp lý. 

Ưu điểm của chương trình này chính là được áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Các quyền lợi bảo hiểm phù hợp cho khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các phòng khám, bệnh viện quốc tế và tư nhân. Trong đó bao gồm cả chi trả chi phí khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng vắc xin, thai sản nằm trong nội trú, tai nạn cá nhân,… 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

What Are the Signs of Alzheimer’s Disease?

https://www.nia.nih.gov/health/what-are-signs-alzheimers-disease

10 Early Signs and Symptoms of Alzheimer’s

https://www.alz.org/alzheimers-dementia/10_signs

What is Alzheimer’s Disease?

https://www.alz.org/alzheimers-dementia/what-is-alzheimers

Alzheimer’s disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/symptoms-causes/syc-20350447

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.