Back to top

Bệnh lậu lây qua những đường nào? Có chữa được không?

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và cả Việt Nam.

Tỷ lệ các ca mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và bệnh lậu nói riêng ngày càng gia tăng. Theo số liệu báo cáo của Viện Da liễu Quốc gia Việt Nam năm 2003, tỷ lệ mắc bệnh lậu chiếm 10% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Căn bệnh này có thể điều trị dễ dàng nhưng việc trì hoãn điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi để lại thương tật vĩnh viễn. Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới để tìm hiểu bệnh lậu là gì cũng như những cách chữa. 

1. Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), xảy ra ở cả nam và nữ. Căn bệnh này kéo dài có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan của cơ thể, bao gồm: 

  • Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang)
  • Trực tràng 
  • Cổ họng
  • Hậu môn
  • Một số bộ phận của cơ quan sinh sản nữ như ống dẫn trứng, cổ tử cung và tử cung

2. Ai dễ mắc bệnh lậu

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lậu dù là nam hay nữ. Sau đây là một số nguy cơ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ở mức độ cao: 

  • Độ tuổi nhỏ, thường vào khoảng 15 – 24 tuổi
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cùng lúc
  • Quan hệ tình dục với người đang có quan hệ tình dục với người khác
  • Có tiền sử bị lậu hoặc bệnh thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh lậu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu là vi khuẩn N. gonorrhoeae, đây là những vi khuẩn phát triển ở bất kỳ niêm mạc nào của cơ thể, nhất là những môi trường ẩm ướt, bao gồm niêm mạc ở bộ phận sinh dục, miệng, cổ họng, mắt hoặc trực tràng.

bệnh lậu

4. Bệnh lậu lây qua những đường nào?

Một số đường lây truyền bệnh lậu như: 

  • Thông qua quan hệ tình dục, dù là quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng.
  • Truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
  • Sử dụng bao cao su không đúng cách.

5. Triệu chứng nhận biết bệnh lậu từ sớm

Các biểu hiện bệnh lậu thường xảy ra  trong vòng 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh nhân cũng có thể không xảy ra bất kỳ dấu hiệu nào, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm. Sau đây là một số triệu chứng đáng chú ý: 

Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới 

  • Cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
  • Số lần tiểu tăng nhiều lên
  • Tiết dịch giống như mủ (hoặc nhỏ giọt) từ dương vật 
  • Sưng hoặc đỏ ở đầu dương vật
  • Sưng hoặc đau tinh hoàn
  • Đau họng dai dẳng
  • Niệu đạo và tinh hoàn bị tổn thương
  • Bị đau ở trực tràng

Các triệu chứng nữ giới bị lậu

  • Tiết dịch từ âm đạo (nước, màu kem hoặc hơi xanh)
  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Muốn đi tiểu thường xuyên hơn
  • Ra máu kinh nguyệt nhiều
  • Viêm họng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau nhói ở bụng dưới
  • Sốt

bệnh lậu

6. Bệnh lậu gây ra những biến chứng sức khỏe nào?

Lậu có thể gây ra nhiều biến chứng nặng ở cả nam và nữ, dưới đây là một số biến chứng thường gặp: 

Biến chứng bệnh lậu ở nữ

  • Viêm vùng chậu
  • Đau vùng chậu mãn tính
  • Vô sinh
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Một số biến chứng trong quá trình sinh nở như sinh non hoặc thai chết lưu
  • Truyền sang trẻ sơ sinh và dẫn đến nhiều bệnh như nhiễm trùng khớp, mất thị lực hoặc nhiễm khuẩn huyết – một bệnh nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng 

Biến chứng bệnh lậu ở nam

  • Viêm mào tinh hoàn, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
  • Nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa và dẫn đến tử vong
  • Nguy cơ cao nhiễm hoặc lây truyền HIV do các vết loét hở khi bị nhiễm trùng, tạo điều kiện thuận lợi để vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.

7. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lậu

Phương pháp chẩn đoán

Một số các xét nghiệm sau giúp các bác sĩ xác định bệnh lậu và đưa ra chẩn đoán chính xác: 

  • Xét nghiệm nước tiểu, giúp xác định vi khuẩn trong niệu đạo.
  • Sử dụng miếng gạc ở vùng bị ảnh hưởng như niệu đạo, âm đạo, họng giúp thu thập vi khuẩn để làm mẫu xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.
  • Kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác do bệnh lậu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, đặc biệt là bệnh chlamydia

Điều trị bệnh lậu

Bệnh lậu có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, nhưng đừng vì vậy mà tự tìm cách chữa tại nhà, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế từ các chuyên gia. 

Thuốc ceftriaxone dạng tiêm và thuốc azithromycin dạng uống là hai loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị bệnh lậu. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh như azithromycin hay doxycycline thì được chỉ định khi điều trị kéo dài. 

Bên cạnh đó, nếu một người được chẩn đoán bị lậu thì những người đã từng quan hệ tình dục với người đó cũng nên đi xét nghiệm để phát hiện và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ tiến triển xấu. 

Như vậy, ngoại trừ quan hệ tình dục an toàn thì thường xuyên kiểm tra sức khỏe là biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện và phòng ngừa nhiều bệnh nói chung, bệnh lây truyền qua đường tình dục nói riêng. 

Với gói bảo hiểm Master của Pacific Cross, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống như quyền lợi nha khoa, kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, được chăm sóc y tế toàn diện, đặc biệt là mức chi phí phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bản thân. 

Pacific Cross luôn mong muốn khách hàng có được sự yên tâm về tài chính cho chi phí y tế trong tương lai. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ ngay với Pacific Cross Vietnam để được tư vấn miễn phí. 

Nguồn tham khảo

Gonorrhea – CDC Fact Sheet

https://www.cdc.gov/std/gonorrhea/stdfact-gonorrhea.htm

Gonorrhea

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gonorrhea/diagnosis-treatment/drc-20351780

Gonorrhea

https://www.webmd.com/sexual-conditions/gonorrhea#1

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.