Back to top

Các loại bệnh thận phổ biến – biết để điều trị kịp thời

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Bệnh thận là tên gọi chung cho các bệnh liên quan đến việc các chức năng thận không thể hoạt động theo đúng trình tự, do một trong hai quả thận gặp trục trặc.

Hai quả thận với kích thước nhỏ như một nắm tay nhưng đóng nhiều vai trò quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể như lọc máu và chất thải, bài tiết nước tiểu hay điều hòa thể tích máu. Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu tất tần tật thông tin liên quan đến các loại bệnh thận và cách chữa phổ biến. 

1. Các loại bệnh thận thường gặp

Theo nhiều khảo sát, có năm loại bệnh thận phổ biến như sau: 

  • Bệnh thận mãn tính: đây là trường hợp thận bị tổn thương, dẫn đến các chức năng của thận không hoạt động được trong thời gian dài và tình trạng này cũng không cải thiện theo thời gian.
  • Sỏi thận: đây là tình trạng các tinh thể tạo thành những khối rắn ở thận và phát triển ở bất cứ đâu dọc theo đường tiết niệu như niệu quản, bọng đái, niệu đạo.
  • Viêm cầu thận: đây là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận – một bộ phận của thận được tạo thành từ các mạch máu nhỏ, giúp lọc máu và loại bỏ chất lỏng dư thừa. Nếu tình trạng viêm không được điều trị, thận có thể sẽ hoạt động không bình thường và dẫn đến bệnh học suy thận. 
  • Bệnh thận đa nang: đây là một rối loạn di truyền, có thể gây ra nhiều u nang phát triển trong thận, làm suy giảm chức năng thận và cuối cùng là suy thận hay bệnh thận mạn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: đây là bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu như nhiễm trùng ở bàng quang hay nhiễm trùng niệu đạo.

bệnh thận

2. Dấu hiệu nhận biết từng loại bệnh thận

Sau đây là một số dấu hiệu bệnh thận giúp cảnh báo sớm: 

  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Khó ngủ
  • Kén ăn
  • Chuột rút 
  • Sưng bàn chân hay mắt cá chân
  • Có bọng mắt vào buổi sáng
  • Da khô, đôi khi kết vảy
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm 

Tuy nhiên, một số bệnh chỉ được phát hiện khi các triệu chứng bệnh thận bắt đầu tiến triển thành bệnh suy thận. Dưới đây là một vài dấu hiệu bệnh suy thận đang tiến triển nghiêm trọng:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Ăn không ngon
  • Thay đổi lượng nước tiểu
  • Thiếu máu (giảm hồng cầu)
  • Giảm ham muốn tình dục (một triệu chứng bệnh thận ở nam giới)
  • Tăng đột ngột nồng độ kali (tăng kali máu)
  • Viêm màng ngoài tim 

3. Nguyên nhân nào dẫn đến các vấn đề ở thận?

Mặc dù, từng loại bệnh sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, nhưng nhìn chung, một số yếu tố dưới đây là nguyên dẫn dễ dẫn đến các vấn đề ở thận: 

  • Bệnh tiểu đườngcao huyết áp là hai yếu tố nguy cơ phổ biến 
  • Tiền sử gia đình có bệnh thận là nguyên nhân chủ yêu gây ra các bệnh thận như bệnh thận đa nang hay bệnh thận mãn tính
  • Người lớn tuổi 
  • Một số thói quen có hại như uống không đủ nước, đi tiểu ít (mỗi ngày tạo ra dưới 1 lít nước tiểu), hút thuốc, tăng cân không kiểm soát
  • Một số bệnh lý nền như nhiễm trùng thận, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm mạch máu…

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh nhân

Phương pháp chẩn đoán bệnh thận

Một số các xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân, kiểm tra tình trạng và đưa ra chẩn đoán phù hợp. Sau đây là các xét nghiệm liên quan đến bệnh thận:

  • Tốc độ lọc cầu thận (GFR): Xét nghiệm này sẽ đo lường mức độ hoạt động của thận và xác định giai đoạn bệnh thận.
  • Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): giúp tạo ra hình ảnh rõ ràng về thận và đường tiết niệu, hỗ trợ đo lường kích thước quả thận, tìm kiếm khối u hoặc các vấn đề cấu trúc có thể có.
  • Sinh thiết thận: sử dụng mô nhỏ từ thận để xác định loại bệnh mắc phải và mức độ tổn thương đã xảy ra.
  • Xét nghiệm nước tiểu: thực tế là xét nghiệm albumin – một loại protein có thể được truyền vào nước tiểu khi thận bị tổn thương.
  • Xét nghiệm creatinin máu: Mức độ creatinin trong máu sẽ tăng lên nếu thận không hoạt động bình thường, vì đây là chất thải được giải phóng vào máu khi creatine (một phân tử được lưu trữ trong cơ) bị phá vỡ.

bệnh thận

Phương pháp điều trị bệnh thận

Đa số các phương pháp điều trị bệnh thận đều tập trung vào kiểm soát nguyên nhân và sử dụng các biện pháp hỗ trợ chức năng thận hoạt động bình thường. Một số phương pháp điều trị bệnh thận phổ biến, bao gồm: 

Sử dụng thuốc

Thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) là những loại thuốc huyết áp giúp làm chậm tiến trình phát triển bệnh thận, thường được chỉ định điều trị. Ngoài ra, các loại thuốc giảm cholesterol cũng được chỉ định để giúp duy trì sức khỏe của thận.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa bệnh thận yếu dưới đây cũng được chỉ định điều trị tùy thuộc vào loại bệnh thận, bao gồm: 

  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiểu
  • Thuốc lợi tiểu để giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa bệnh án sỏi thận
  • Natri bicacbonat hoặc natri citrat để làm cho nước tiểu ít có tính axit hơn

Chạy thận

Đây là phương pháp sử dụng khi các chức năng của thận dần suy yếu và không thể tự hoạt động theo quy trình bình thường. Khi thực hiện phương pháp này, máu sẽ được bơm qua máy chạy thận và được hỗ trợ để lọc các chất cặn bã, chất lỏng trước khi quay trở lại cơ thể. 

Lọc màng bụng 

Đây là phương pháp sử dụng màng bụng làm màng lọc thay thế cho thận ở những bệnh nhân bị bệnh thận yếu. Phương pháp này giúp lọc các chất chuyển hóa, nước điện giải ra khỏi cơ thể và giúp cân bằng nội môi.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của phương pháp này là:

  • Nhiễm trùng trong khoang bụng
  • Mất nhiều protein qua lọc
  • Rối loạn nhịp tim
  • Hạ thân nhiệt

5. Cách phòng ngừa bệnh thận như thế nào?

Sau đây là các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh thận:

  • Không hút thuốc
  • Uống nhiều nước 
  • Kiểm soát huyết áp
  • Xét nghiệm và kiểm tra định kỳ, nhất là những đối tượng có tiền sử người thân trong gia đình có bệnh thận.
  • Duy trì cân nặng hợp lý nhằm kiểm soát lượng đường và cholesterol, đặc biệt là những đối tượng có bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế một số loại thực phẩm sau trong khẩu phần ăn như: không ăn quá nhiều muối, protein động vật như thịt bò và thịt gà; không ăn quá nhiều trái cây chứa axit citric như cam, chanh và bưởi; một số thực phẩm có chứa oxalat như củ cải đường, rau chân vịt, khoai lang và sô cô la.
  • Những thực phẩm sau sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “bệnh thận nên ăn gì”, bao gồm: thịt nạc, gia cầm không có da, cá, đậu, rau, trái cây, sữa ít béo hoặc không có chất béo, sữa chua và pho mát.

Bệnh thận thường không thể điều trị tận gốc và hoàn toàn khỏi bệnh nên lối sống lành mạnh, kết hợp với tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là cách tốt nhất giúp sống chung với bệnh và duy trì sức khỏe của thận. 

Bên cạnh đó, hãy bắt đầu đánh giá nhu cầu và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất với bản thân ngay hôm nay. Bảo hiểm Toàn Mỹ của Pacific Cross sẽ giúp bạn lập kế hoạch tài chính cho các chi phí y tế một cách hợp lý và sở hữu hàng loạt các quyền lợi y tế linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Song song đó, chương trình Toàn Mỹ còn là gói bảo hiểm trên phạm vi toàn cầu với tất cả quyền lợi trong một chương trình. 

Hãy liên hệ ngay với Pacific Cross Vietnam để được tư vấn miễn phí!

Nguồn tham khảo

Kidney Disease

https://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease

Kidney Health and Kidney Disease Basics

https://www.healthline.com/health/kidney-disease

Types Of Kidney Disease

https://www.kidney.org.uk/pages/category/types-of-kidney-disease

Related articles
arrow
arrow