Back to top

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng ăn gì ?

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị biến dạng khớp. Dẫn đến những hiện tượng như gãy xương hoặc sụn. Cùng Pacific Cross Việt Nam tìm hiểu bài viết sau để xem viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì, điều trị và phòng ngừa thế nào nhé! 

Viêm khớp dạng thấp là một loại viêm khớp thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động do đau đớn. Nếu như ở người lớn tuổi, viêm khớp chủ yếu do bệnh thoái hóa khớp thì đối với những người trẻ tuổi hơn. Nguyên nhân gây viêm khớp thường là do viêm đa khớp dạng thấp hoặc các bệnh khớp tự miễn khác.

Đối với các bệnh về khớp, việc điều trị dứt điểm hầu như rất khó đạt được. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp nhưng mục tiêu điều trị chung là giảm đau, trả lại khả năng hoạt động bình thường cho khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp.

1. Bệnh viêm khớp là gì?

Viêm khớp là một tình trạng viêm của khớp và có thể ảnh hưởng lên nhiều khớp. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

Viêm khớp là gì

Viêm khớp gây gãy xương, sụn

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến lớp đệm của sụn khớp,  dẫn đến đau đớn và khó khăn trong di chuyển. Khi bệnh nhân viêm khớp nặng, sụn bị phá hủy có thể dẫn đến xương bị ma sát, khớp  bị biến dạng và xương di chuyển khỏi vị trí bình thường.

Viêm xương khớp thường xảy ra ở khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên.

Viêm khớp dạng thấp

Trước khi quan tâm đến vấn đề viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì hay điều trị ra sao, hãy tìm hiểu kỹ những thông tin về căn bệnh này.

Những người từ 40 đến 50 tuổi có khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn những nhóm tuổi khác. Phần màng che phủ khớp là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng. Sau đó, tình trạng viêm sẽ lan đến những khớp xung quanh.

Nếu một người bị viêm khớp dạng thấp, người đó sẽ bị biến dạng khớp. Điều này có thể dẫn đến gãy xương và sụn. Nghiêm trọng hơn, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mô mềm và các cơ quan khác.

viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng mô mềm

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp?

Các triệu chứng thường gặp của viêm khớp gồm có:

  • Đau khớp, ngay cả khi không di chuyển;
  • Sưng và cứng khớp;
  • Viêm tại chỗ hay chung quanh các khớp;
  • Khớp hạn chế cử động;
  • Đỏ vùng da quanh khớp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu như bạn có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng kể trên hay có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hẹn gặp bác sĩ. Cơ thể mỗi người phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Tốt nhất là nên tham khảo với bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho cơ thể.

3. Nguyên nhân bệnh viêm khớp

Viêm khớp có thể xuất hiện khi mô sụn bị viêm, gây ra sự mất mô nghiêm trọng. Sụn là mô liên kết giúp bảo vệ các xương khỏi sự ma sát khi bạn di chuyển. Nguyên nhân của mỗi loại phản ứng viêm khớp thì khác nhau.

Nguyên nhân bệnh viêm khớp có liên quan tới những tổn thương gây bào mòn sụn khớp – sụn khớp là một lớp phủ dày, trơn láng lên đầu xương. Tổn thương có thể gây ra tình trạng mòn xương dẫn đến sự đau đớn và hạn chế cử động. Sự bào mòn có thể diễn ra trong nhiều năm, hoặc có thể diễn tiến nhanh chóng do chấn thương hay viêm khớp.

Trong viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màng của bao khớp, đây là một lớp màng bền chắc  bao phủ toàn bộ khớp. Lớp màng này, còn được gọi là bao hoạt dịch, sẽ trở nên viêm và phù nề. Quá trình này thậm chí có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.

Viêm khớp dạng thấp có thể phá hủy xương và sụn

Viêm khớp dạng thấp có thể phá hủy xương và sụn

4. Nguy cơ mắc phải

Đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm khớp

Viêm khớp là một bệnh khá phổ biến. Nó ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Hơn thế nữa, nó có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí ở trẻ em. Tuy nhiên, viêm khớp có thể phòng ngừa được nhờ giảm yếu tố nguy cơ. Vậy viêm khớp dưới dạng thấp nên kiêng ăn gì? Cùng theo dõi tiếp bài viết để có được câu trả lời nhé.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp. Nếu bạn từng bị chấn thương khớp do các hoạt động quá sức, bạn có thể mắc viêm khớp khi đến tuổi trung niên. Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp bởi vì một khối lượng  cơ, mỡ, dịch,… dư thừa có thể gây ra áp lực nhiều hơn và quá sức chịu đựng lên khớp. Do đó, khi được chẩn đoán mắc chứng bệnh này, bạn cần tìm hiểu ngay viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán thế nào?

Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra phần dịch xung quanh các khớp bị viêm bằng một trong các xét nghiệm sau:

  • Sử dụng tia phóng xạ tần số thấp để nhìn rõ xương: X-Quang cho thấy sự mất sụn, tổn thương xương và lồi xương. X-Quang có thể không chỉ ra được tổn thương viêm khớp sớm nhưng chúng có thể được dùng để theo dõi tiến triển của bệnh;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng máy quét tia X từ rất nhiều góc khác nhau và kết hợp các thông tin để cho ra hình ảnh cắt ngang của các cấu trúc bên trong cơ thể. Chụp cắt lớp vi tính cho phép nhìn thấy cả xương và mô xung quanh;
  • Cộng hưởng từ (MRI): kết hợp sóng radio với một từ trường nam châm mạnh, MRI có thể tạo ra được những hình ảnh cắt ngang của mô mềm chi tiết hơn như sụn, gân và dây chằng.

Bằng cách tìm chất chỉ điểm hiện tượng viêm trong máu hay dịch khớp, bác sĩ có thể đưa ra kết luận loại viêm khớp mà bạn mắc phải.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp không thể điều trị hoàn toàn, nhưng có một số cách để làm giảm sự khó chịu mà bạn phải trải qua.

Đối với viêm xương khớp, thuốc thường được dùng:

  • Giảm đau: chúng có thể giảm đau nhưng không cải thiện tình trạng viêm;
  • NSAID như ibuprofen;

Đối với những ca nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật:

  • Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp của bạn với một khớp tương ứng khác;
  • Phẫu thuật làm cứng khớp: đầu xương của bạn sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành và trở thành một;
  • Tạo hình xương: xương sẽ được phẫu thuật tái tạo theo chuẩn.
Điều trị viêm khớp dạng thấp

Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.

6. Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì ?

Để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, bạn nên tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, bao gồm các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau quả tươi: Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm sưng đau khớp và giúp giảm cân khi cần thiết.
  • Các loại hạt và hạt có vỏ: Hạt và hạt có vỏ như lạc, đậu phộng, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia, hạt cải dầu, … chứa nhiều chất dinh dưỡng và axit béo omega-3, có tác dụng giảm viêm và giúp bảo vệ khớp.
  • Các loại thực phẩm giàu protein: Để tái tạo mô sụn và cơ bắp khớp, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, thịt bò, đậu, đỗ, hạt, trứng, sữa chua, …
  • Các loại gia vị và thảo mộc: Những loại gia vị như curcumin (nghệ) và gừng có tính chất chống viêm và có thể giúp giảm đau khớp.
  • Các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá mackerel, cá ngừ, hạt lanh, hạt chia, … có tác dụng giảm viêm và giúp bảo vệ khớp.

7. Viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì, chế độ sinh hoạt ra sao?

Bên cạnh điều trị, một vài số thay đổi trong cuộc sống có thể giúp bạn kiểm soát được viêm khớp. Ăn kiêng và tập thể dụng là hai chìa khóa cho bạn;

  • Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp của bạn dẻo dai. Bơi lội là một sự lựa chọn tốt cho người bị viêm khớp bởi vì môn thể thao này không đặt áp lực quá lớn lên khớp. Duy trì hoạt động là quan trọng, nhưng bạn cần phải nghỉ ngơi để tránh bản thân phải quá sức, điều này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh của bạn;
  • Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Thức ăn có chứa chất chống oxy hóa có thể giảm viêm. Bởi vì béo phì cũng là một nguyên nhân gây ra viêm khớp. Bạn nên duy trì chế độ ăn uống khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc và tiến triển nặng thêm của viêm khớp.
  • Các loại thực phẩm có nhiều protein
  • Nội tạng động vật
  • Các loại bánh kẹo ngọt nhiều đường
  • Các loại thực phẩm nhiều muối
  • Các loại sữa
  • Các loại đồ uống có cồn
  • Các loại thực phẩm đã qua chế biến sẵn

8. Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm khớp dạng thấp

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ khiến tình trạng viêm khớp dạng thấp nhẹ hơn và giảm được các cơn đau nhức.

Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm khớp dạng thấp :

  • Ăn nhiều và đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Chia nhiều bữa ăn, tránh ăn no
  • Hạn chế việc nạp nhiều calo hàng ngày dẫn đến béo phì.
  • Nhai chậm, từ tốn tránh việc ăn quá nhanh dẫn đến cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng.

Ngoại trừ viêm khớp cấp do nhiễm trùng, phần lớn bệnh viêm khớp được xem như một bệnh mạn tính. Điều trị một bệnh mạn tính thường lâu dài với mục tiêu giảm các cơn đau nhức và ngăn ngừa bệnh tiến triển dẫn đến biến dạng khớp.

Những loại thuốc giảm đau được bán trên thị trường chỉ có tác dụng tạm thời và dùng lâu dài khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ không có lợi cho sức khỏe cũng như gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, hãy tham vấn bác sĩ chuyên khoa khớp về thuốc trị viêm khớp và tập luyện trị liệu để phục hồi cử động.

Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân. 

Thấu hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe, Pacific Cross Việt Nam hy vọng được đồng hành để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân thân trên chặn đường phía trước. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp cho từng yêu cầu và ngân sách khác nhau của khách hàng. Và để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại tin nhắn TẠI ĐÂY.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo

Related articles
arrow
arrow