Nội dung bài viết / Table of Contents
This post is also available in: English
Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa. Bệnh biểu hiện với những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. Khi bệnh nhân được làm những xét nghiệm chuyên sâu để loại trừ các bệnh thực thể nghiêm trọng khác thì kết quả hoàn toàn bình thường.
Người bị hội chứng ruột kích thích thường có kinh nghiệm về những đợt rối loạn tiêu hóa khi bị kích thích hoặc căng thẳng, lo âu hay khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Bệnh hầu như lành tính và chỉ làm bệnh nhân khó chịu khi triệu chứng quá nghiêm trọng.
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome-IBS) là tình trạng rối loạn ở ruột già có thể gây đau bụng kèm theo các vấn đề khác ở hệ tiêu hóa như: đầy hơi, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già gặp vấn đề. Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra nhờ các nhu động ruột.
Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột do cơ co thắt sẽ diễn ra bất thường. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.
Cứ 100 người thì có 10 đến 15 người bị hội chứng ruột kích thích. Trong đó, một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao gấp hai lần so với bệnh nhân nam. Hội chứng ruột kích thích thường khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên trở lên nhưng không loại trừ khả năng đến khi già, bệnh mới xuất hiện triệu chứng.
Những dấu hiệu thường gặp của hội chứng ruột kích thích bao gồm: đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc xuất hiện cả hai. Trong đó triệu chứng phổ biến nhất là đau hoặc khó chịu ở bụng. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân có cảm giác giống như bị chuột rút, và kèm theo những dấu hiệu sau:
Những triệu chứng khác có thể có bao gồm: cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp, hoặc đi ngoài không hết phân. Những triệu chứng này tái đi tái lại hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mặc dù có nhiều người mắc chứng bệnh này nhưng lại ít người đến gặp bác sĩ. Nếu bạn có những triệu chứng như trên thì nên gặp bác sĩ vì các triệu chứng trên cũng có thể gặp phải ở các bệnh thực thể nghiêm trọng tại ruột như ung thư
Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích là một chứng rối loạn mãn tính, có nghĩa là nó sẽ kéo dài khá lâu, thường là nhiều năm. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể đến và đi. Bạn có thể đã mắc hội chứng ruột kích thích nếu:
Trong trường hợp trên, bạn cần phải đi khám ngay lập tức. Bác sĩ có thể giúp bạn điều trị các triệu chứng và loại bỏ vấn đề sức khỏe hoặc tránh những biến chứng như tiêu chảy mãn tính.
Hiện nay, hội chứng ruột kích thích vẫn chưa xác định rõ nguyên do, nhưng các chuyên gia sức khỏe tin rằng sự tương tác sai lệch giữa não và đường tiêu hóa là nguyên nhân gây ra triệu chứng co cơ bất thường gây nên tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích do có ruột non nhạy cảm một cách bất thường.
Nhìn chung, nguyên nhân hội chứng ruột kích thích một trong những yếu tố sau:
Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao nếu:
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước hết, việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bao gồm thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, loại bỏ các thức ăn chứa khí hoặc tạo ra nhiều khí, uống đủ nước, luyện tập thể dục và khống chế căng thẳng. Bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn những loại thuốc trị hội chứng ruột kích thích tốt nhất cho bệnh. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
Hai loại thuốc đã được công nhận có thể chữa hội chứng ruột kích thích bao gồm:
Không phải ai có các triệu chứng về đường tiêu hóa cũng mắc phải hội chứng ruột kích thích. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi bệnh để đoán triệu chứng. Không có xét nghiệm đặc biệt nào để xác minh được một người có bị hội chứng ruột kích thích hay không. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi đại tràng sigma linh hoạt hoặc nội soi đại tràng nhỏ để tìm ra các chứng rối loạn hoặc các bệnh có liên quan khác.
Bên cạnh cách chữa hội chứng ruột kích thích, bạn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh bằng những việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày như sau:
Tuy hội chứng ruột kích thích là bệnh lành tính nhưng có rất nhiều bệnh thực thể có thể gây ra những triệu chứng tương tự trên. Vì vậy, trước khi chẩn đoán bạn bị hội chứng này, bác sĩ có thể cần thực hiện nhiều xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm hơn như ung thư đại tràng hay nhiễm trùng tiêu hóa.
Khi bạn được chẩn đoán mắc phải hội chứng ruột kích thích, đừng quá lo lắng mà hãy sử dụng thuốc và sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ. Việc lo lắng, căng thẳng có thể làm bệnh kéo dài và nặng hơn. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn và người thân có thêm kiến thức về phòng tránh và cải thiện bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacificcross không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân. Thấu hiểu được nỗi lo chung của khách hàng, Pacific Cross xin giới thiệu cùng bạn đọc những gói bảo hiểm sức khỏe phù hợp với mọi đối tượng. Hãy liên hệ cùng chúng tôi hôm nay để nhận được tư vấn và hướng dẫn đăng ký dịch vụ TẠI ĐÂY.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Nguồn tham khảo
Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 315
Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 181
Cause of Irritable Bowel Syndrome (IBS).
http://www.webmd.com/ibs/guide/irritable-bowel-syndrome-ibs-cause.
Ngày truy cập 22/09/2015
Irritable Bowel Syndrome.
Ngày truy cập 22/09/2015
Irritable Bowel Syndrome (IBS).
http://www.nhs.uk/conditions/irritable-bowel-syndrome/pages/introduction.aspx.
Ngày truy cập 22/09/2015
Irritable Bowel Syndrome.
https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/irritablebowelsyndrome.html.
Ngày truy cập 22/09/2015
Irritable Bowel Syndrome.
Ngày truy cập 22/09/2015
Ngày đăng: Tháng Chín 16, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Chín 16, 2017