Nội dung bài viết / Table of Contents
This post is also available in: English
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Thống kê cho thấy những phụ nữ đã lập gia đình có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời. Những trường hợp viêm bàng quang cấp ở phụ nữ có thể điều trị đơn giản tại nhà bằng thuốc kháng sinh trong thời gian từ 3 đến 7 ngày.
Những trường hợp nhiễm trùng đường tiểu lan lên thận – bể thận thì cần được nhập viện theo dõi và điều trị kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch. Các trường hợp viêm thận – bể thận này thường xảy ra trên những cơ địa đặc biệt như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hoặc bị tắc nghẽn đường tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới, vì họ có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn.
Các triệu chứng chung của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: buồn tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, không kiểm soát được dòng chảy, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, có mủ hoặc máu trong nước tiểu. Người bệnh, đặc biệt là phụ nữ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu. Ngoài ra, tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện:
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đặc biệt là tiểu buốt, thì bạn nên khám bác sĩ. Bạn cũng có thể thắc mắc viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì, tuy nhiên đừng tự ý kê toa cho chính mình. Hãy gọi bác sĩ nếu bạn vẫn còn sốt sau khi dùng kháng sinh được 48 giờ hay các triệu chứng xuất hiện trở lại sau khi uống thuốc xong.
Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) được tìm thấy ở trong ruột, dù bệnh vẫn có thể gây ra do một số loại vi khuẩn khác. Khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên trên các bộ phận khác. Ở phụ nữ, vì đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam, nên nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu sẽ cao hơn.
Vi khuẩn có khả năng đi vào trong đường tiết niệu qua các ống thông dùng trong điều trị y khoa hoặc khi sỏi hoặc các dị tật bẩm sinh làm tắc nghẽn đường tiểu hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng từ nơi khác đến thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không lây nhiễm, nhưng quan hệ tình dục khi đang bị nhiễm trùng có thể gây đau và nên được tránh.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do nhiễm khuẩn, thường là do vi khuẩn Escherichia coli.
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ có thể xảy ra do quan hệ tình dục. Tuy nhiên, các cô gái không quan hệ tình dục vẫn có thể bị nhiễm trùng đường tiểu vì khu vực bộ phận sinh dục nữ là nơi các vi khuẩn rất dễ phát triển.
Ngoài nhiễm trùng, vẫn có một số các nguyên nhân khác có thể khiến cho đường tiết niệu bị viêm bao gồm:
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu, bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh nhân thường sẽ dùng kháng sinh trong 3-10 ngày và cần uống nhiều nước để giúp rửa trôi đường tiểu. Ngoài ra, việc uống nước ép trái cây và bổ sung vitamin C để làm tăng axit trong nước tiểu có thể hữu ích, nên tránh các đồ uống có cồn hoặc caffeine.
Bác sĩ sẽ kê thuốc phenazopyridine để giảm đau khi tiểu. Loại thuốc này sẽ làm đổi màu nước tiểu. Các thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen cũng được dùng nếu cần. Bệnh nhân có thể ngồi ngâm trong nước ấm để làm dịu cơn khó chịu. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ cho đến khi hết sốt và đau.
Xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu) sẽ được tiến hành. Mẫu nước tiểu phải là nước tiểu không bị ngoại nhiễm. Để lấy mẫu nước tiểu này, bệnh nhân cần lấy nước tiểu giữa dòng. Phân tích nước tiểu đôi khi được kèm với cấy nước tiểu – một xét nghiệm dùng mẫu nước tiểu để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết được loại vi khuẩn nào gây nhiễm trùng đường tiết niệu và xác định loại thuốc kháng sinh hiệu quả nhất.
Nếu bác sĩ nghi ngờ có bất thường ở đường tiết niệu khiến bệnh tái phát, bạn sẽ được siêu âm hoặc chụp CT để có hình ảnh rõ ràng hơn. Trong một số tình huống, bác sĩ có thể dùng thuốc cản quang để làm rõ cấu trúc đường tiết niệu. Một xét nghiệm khác là chụp cản quang đài-bể thận bằng tia X cùng chất cản quang để thu được hình ảnh. Trước đây, những xét nghiệm này thường được sử dụng để ghi hình ảnh đường tiết niệu, nhưng chúng đang dần được thay thế bằng siêu âm hoặc CT.
Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, bác sĩ có thể sử dụng một ống dài, mỏng có đèn soi để quan sát bên trong niệu đạo và bàng quang. Đèn soi được đưa vào niệu đạo và luồn tới bàng quang.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được hạn chế nếu bạn:
Dùng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu bạn hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn để phòng ngừa bệnh.
Các thói quen vệ sinh đúng khi tiêu tiểu hoặc quan hệ tình dục là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ. Còn đối với nam giới, nếu có nhiễm trùng tiểu xảy ra, bạn nên đến khám bác sĩ sớm vì bệnh thường do nguyên nhân bất thường đường tiểu như sỏi thận hoặc phì đại tiền liệt tuyến gây ra.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu uống thuốc gì?, nhiễm trùng đường tiết niệu điều trị ra sao?,… hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Hãy chủ động quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình thông qua việc thăm khám, điều trị và sở hữu loại bảo hiểm sức khỏe phù hợp với nhu cầu.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Nguồn tham khảo