Back to top

Viêm cầu thận: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Viêm cầu thận là tình trạng viêm và tổn thương bộ phận lọc của thận. Bệnh có khả năng tiến triển một cách nhanh chóng hoặc trong thời gian dài. Vậy viêm cầu thận có nguy hiểm không, có chữa được không? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm cầu thận là gì?

Viêm cầu thận hay bệnh cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở thận. Thận có các bộ lọc nhỏ được tạo thành từ các mạch máu siêu nhỏ có nhiệm vụ lọc máu và thải các dịch, điện giải và chất thải vào nước tiểu của bạn. Nếu cầu thận bị phá hủy, thận không thể làm việc hiệu quả và dẫn đến tình trạng suy thận.

2. Triệu chứng thường gặp

Viêm cầu thận có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh và cách ứng phó. Để giảm nguy cơ bệnh trở nặng mới phát hiện, bạn cần nắm được các dấu hiệu thường gặp như sau:

  • Nước tiểu màu hồng hoặc màu xá xị do sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu
  • Nước tiểu bọt do protein dư thừa
  • Huyết áp cao và cholesterol cao
  • Ứ nước gây phù ở mặt, tay, chân và bụng
  • Mệt mỏi do thiếu máu hoặc suy thận
  • Béo phì
  • Dị tật bẩm sinh của thận.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Để tránh khỏi những lo lắng rằng viêm cầu thận có nguy hiểm không, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng trên. Vì cơ địa của mỗi người là khác nhau. Thế nên tốt nhất bạn hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất.

Viêm cầu thận có những triệu chứng gì?

Viêm cầu thận có những triệu chứng gì?

3. Nguyên nhân gây viêm cầu thận

Vẫn còn nhiều người có thắc mắc về nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm cầu thận, dù đôi khi chúng không rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Viêm họng do liên cầu
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Hội chứng Goodpasture
  • Thoái hóa tinh bột, xảy ra khi các protein tích tụ một cách bất thường trong các cơ quan và các mô của bạn
  • U hạt Wegener dẫn đến viêm các mạch máu
  • Viêm đa nút động mạch – một căn bệnh mà trong đó các tế bào tấn công các động mạch.

4. Nguy cơ mắc viêm cầu thận

4.1. Đối tượng nguy cơ cao

Viêm cầu thận có nguy hiểm không không chỉ là nỗi lo lắng của một bộ phận cộng đồng ở nước ta. Đây là nỗi lo về sức khỏe phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

4.2. Yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ viêm cầu thận, chẳng hạn như:

  • Sử dụng hóa chất và thuốc có hại cho thận
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid mạnh (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen.

5. Điều trị viêm cầu thận hiệu quả

Cần lưu ý rằng những thông tin được cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và thăm khám một cách tốt nhất.

Thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể

Thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể

5.1. Kỹ thuật y tế để chẩn đoán bệnh

Để biết được liệu tình trạng viêm cầu thận có nguy hiểm không. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đo hồng cầu trong nước tiểu của bạn. Kết quả sẽ chỉ ra tổn thương ở tiểu cầu và bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị dựa trên kết quả này.

Xét nghiệm này cũng cho thấy số lượng các tế bào bạch cầu. Ngoài ra còn có chỉ số thông thường về nhiễm trùng hoặc viêm và lượng protein gia tăng. Điều này có thể chỉ ra tình trạng tổn thương niệu. Bác sĩ tiến hành việc xét nghiệm máu để đo nồng độ sản phẩm thải, như creatinin và urê huyết.

Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh của thận như X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan).

Một cách khác để chẩn đoán bệnh viêm cầu thận là sinh thiết thận. Bằng cách sử dụng một cây kim đặc biệt để lấy một mẫu mô thận nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi, các bác sĩ có thể xác định nguyên nhân của tình trạng viêm. Chi phí sinh thiết thận sẽ tùy thuộc vào bệnh viện và dịch vụ mà bạn chọn lựa.

5.2. Phương pháp điều trị bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào loại bệnh và giai đoạn bệnh tiến triển. Một trong những phương pháp điều trị là kiểm soát huyết áp, đặc biệt nếu nguyên nhân cơ bản của bệnh là huyết áp cao.

Nếu huyết áp của bạn không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc huyết áp, bao gồm thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril, perindopril.

Nếu hệ thống miễn dịch của bạn tấn công thận, corticosteroid cũng có thể hữu ích trong việc làm giảm đáp ứng miễn dịch. Một cách khác nữa là thay huyết tương. Phương pháp này giúp loại bỏ phần chất lỏng của máu (huyết tương) và thay thế nó bằng dịch tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc huyết tương được hiến tặng.

Lượng protein, muối và kali trong chế độ ăn uống của bạn cũng là một số yếu tố cần phải xem xét để điều trị bệnh.

Trong trường hợp tình trạng của bạn trở nên tồi tệ đến mức suy thận, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật lọc máu bằng máy để lọc sạch máu. Phương pháp điều trị cuối cùng là ghép thận.

6. Chế độ sinh hoạt hỗ trợ hỗ trợ quá trình chữa bệnh

Để giảm bớt lo lắng rằng liệu viêm cầu thận có nguy hiểm không, bạn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:

  • Hạn chế ăn muối để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ứ dịch, phù và cao huyết áp
  • Giảm tiêu thụ protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu của bạn
  • Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép
  • Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn có bệnh tiểu đường
  • Bỏ hút thuốc.

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Các bài viết liên quan :

Nguồn tham khảo

  • Glomerulonephritis

http://www.healthline.com/health/glomerulonephritis#Overview1

  • Glomerulonephritis

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glomerulonephritis/basics/symptoms/con-20024691

  • Glomerulonephritis

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/glomerulonephritis 

Related articles
arrow
arrow