Back to top

Viêm hạch bạch huyết: Dấu hiệu báo động đáng lo ngại của cơ thể

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

This post is also available in: English

Mạch bạch huyết có chức năng dẫn lưu tế bào nhiễm dịch như lympho, bạch cầu đến sang thương nhiễm trùng để làm nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn nhưng đồng thời tác nhân gây nhiễm trùng cũng có thể theo đường mạch bạch huyết lây lan đến hạch bạch huyết gây viêm. Ngoài ra, các nguyên nhân như xạ trị, ung thư cũng có thể làm viêm hạch bạch huyết lân cận.

viêm hạch bạch huyết

Viêm/ sưng hạch bạch huyết ở khu vực cổ

Viêm hạch bạch huyết là gì?

Viêm hạch bạch huyết/ sưng hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Hạch bạch huyết là gì? Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo ra và vận chuyển bạch huyết từ các mô qua các mạch vào trong máu.

Viêm hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu cho biết bệnh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác nguy hiểm đến tính mạng. Viêm hạch bạch huyết cấp tính ở cổ là vị trí thường gặp của bệnh lý này.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch bạch huyết là gì?

Các triệu chứng của viêm hạch bạch huyết bao gồm:

  • Các vệt đỏ gần vết thương hướng đến hạch bạch huyết gần nhất, ví dụ như nếu cánh tay bị nhiễm trùng, hạch ở nách sẽ bị ảnh hưởng.
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Nếu chân bị nhiễm trùng, hạch ở bẹn sẽ bị ảnh hưởng. Các hạch sẽ bị sưng và đau khi chạm vào. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhói ở vùng vết thương, chán ăn, đau đầu, đau cơ, và sốt lạnh run.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ viêm hạch bạch huyết cấp tính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác cũng như phương pháp điều trị viêm hạch bạch huyết cấp tính thích hợp cho bạn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý ở mỗi người là khác nhau và bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Viêm hạch bạch huyết thường là kết quả của một bệnh nhiễm trùng cấp tính do liên cầu trùng. Bệnh cũng có thể bị gây ra bởi nhiễm trùng vùng tụ cầu, nhưng hiếm xảy ra hơn. Các nhiễm trùng này gây viêm các hạch bạch huyết.

Nguyên nhân nào gây ra viêm hạch bạch huyết?

Viêm/ sưng hạch bạch huyết có thể là một dấu hiệu cho thấy một nhiễm trùng đang trở nên xấu hơn. Các vi khuẩn có thể lây lan vào máu và gây ra các vấn đề đe dọa tính mạng.

Những ai thường mắc phải viêm hạch bạch huyết?

Bất kỳ ai cũng có khả năng bị viêm hạch bạch huyết. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm hạch bạch huyết?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm hạch bạch huyết bao gồm:

  • Sau khi điều trị ung thư;
  • Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh giữa chừng;
  • Không điều trị vết thương nhiễm trùng.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

viêm hạch bạch huyết

Thăm khám để tầm soát bệnh lý sớm nhất có thể

Điều trị viêm hạch bạch huyết

Những thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Cách điều trị sưng hạch bạch huyết sẽ được tư vấn kỹ càng, chính xác từ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm hạch bạch huyết?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra hạch bạch huyết. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm hạch bạch huyết?

Viêm hạch bạch huyết cần được điều trị nhanh chóng. Cách điều trị bao gồm dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đối với người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng (sốt, lạnh người, đau cơ) có thể cần được tiêm, truyền thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu.

Sử dụng thuốc kháng viêm, chườm khăn nóng, ẩm hoặc miếng nhiệt đắp lên vết thương vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng. Bạn nên đặt và cố định vùng bị ảnh hưởng lên cao nếu có thể. Bạn chỉ nên chăm sóc vết thương (ví dụ như làm khô) sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh.

Người bị nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn nhóm A cần được điều trị khẩn cấp. Vì những viêm hạch bạch huyết có thể trở nặng rất nhanh, gây ra biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết?

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết:

  • Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm hạch đủ liều. Gọi bác sĩ nếu bạn liên tục bị sốt cao sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh;
  • Dùng thuốc không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau, bạn nên nói bác sĩ nếu thuốc không có tác dụng;
  • Uống nhiều nước hơn và ăn uống điều độ để mau lành bệnh;
  • Nâng và cố định vùng bị ảnh hưởng lên cao;
  • Dùng khăn nóng ẩm chườm lên vùng bị ảnh hưởng để làm giảm sưng và tăng tuần hoàn máu;
  • Điều trị vết thương nhanh chóng nếu bạn thấy dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Gọi bác sĩ nếu các vệt đỏ tiếp tục xuất hiện gần vết thương và lan đến hạch bạch huyết gần nhất sau khi bắt đầu điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Viêm hạch bạch huyết thường xảy ra khi bị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus. Khi một vùng cơ quan bị tổn thương, bạn có thể ghi nhận thấy hạch bạch huyết lân cận bị sưng và đau.

Mỗi một vùng cơ thể đều có hệ thống dẫn lưu bạch huyết lân cận; ví dụ vùng đầu mặt cổ có nhóm hạch vùng cổ; vùng ngực có nhóm hạch nách, hạch thượng đòn,… Khi nhiễm trùng tại chỗ lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là bệnh chưa được khống chế và bạn nên đi viện ngay để được điều trị kịp thời.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa về bệnh viêm hạch bạch huyết.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.


Nguồn tham khảo

  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
  • Lymphangitis. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007296.htm. Ngày truy cập 05/10/2015
  • Ngày đăng: Tháng Chín 16, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Chín 16, 2017
Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.