Nội dung bài viết / Table of Contents
This post is also available in: English
Viêm màng hoạt dịch là một bệnh lý ở khớp, thường ảnh hưởng đến các khớp lớn của cơ thể như khớp gối, khớp háng, khớp khủy hay cổ chân. Bệnh này có các triệu chứng đặc trưng như: sưng, nóng, đỏ và đau tại khớp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn chỉ gặp một vài triệu chứng dẫn đến việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn.
Màng hoạt dịch là một màng rất mỏng nối các khớp của đầu gối, hông, cổ tay, vai và cổ chân. Khi màng hoạt dịch, thường là phần màng ở đầu gối, bị viêm, trở nên đau và sưng tấy thì bạn đã mắc phải căn bệnh này.
Màng hoạt dịch chứa dịch khớp, chất dịch được tiết ra bởi các màng và có thể tìm thấy trong các ổ khớp, túi thanh mạc và bao gân. Chất dịch này có thể được phân tích để xác định xem khớp còn gặp những vấn đề nào khác không.
Viêm màng hoạt dịch thường là hậu quả của những lần xuất huyết khớp tái phát mà không được điều trị sớm hoặc đúng cách. Khi mắc căn bệnh này, viêm màng hoạt dịch của bạn sẽ dày lên và sinh thêm nhiều mạch máu, làm cho lượng máu chảy vào khớp nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm màng hoạt dịch khớp gối, khớp cổ tay.
Các triệu chứng của bệnh viêm màng hoạt dịch thường xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể thay đổi sang vị trí khác, mặc dù nguyên nhân gây bệnh là do sử dụng khớp quá mức và lặp lại thường xuyên.
Cơn đau thường nặng hơn so với kết quả kiểm tra mức độ triệu chứng của khớp. Trong thực tế, có những lúc khớp bị đau mà không sưng hoặc thậm chí đau rất mơ hồ, triệu chứng này được gọi là “chứng đau khớp”.
Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái sẽ làm cho vùng xung quanh khớp sưng lên, vì vậy có thể được phân biệt với các bệnh lý khác ở khớp. Bệnh này có thể làm khớp sưng phồng lên, tấy đỏ và cảm thấy hơi nóng khi chạm vào. Ngoài ra, khớp còn có thể bị cứng, đau và có cảm giác bị giật khi bạn di chuyển hoặc tạo áp lực lên nó.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được liệt kê ở trên hoặc có thắc mắc, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mỗi cơ thể đều có những cách phản ứng riêng biệt. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất cho mình.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng hoạt dịch nhưng nguyên nhân phổ biến nhất ở một người khỏe mạnh và năng động thường là sử dụng khớp quá mức.
Viêm màng hoạt dịch cũng có thể là một phần của bệnh thấp khớp cấp, bệnh lao, chấn thương hoặc bệnh gút. Đôi khi, bệnh nhân có thể bị một tổn thương nhỏ có vẻ như không nghiêm trọng tại thời điểm đó nhưng chất dịch lại được tiết ra để phản ứng và sẽ gây viêm tại vị trí chấn thương.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để chẩn đoán xem một khớp có bị bệnh này hay không, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng trước tiên. Nếu khớp được mô tả với các triệu chứng như trên – sưng, nóng, đỏ tại khớp – bác sĩ sẽ tiến hành phân tích dịch khớp.
Một lượng dịch trơn quanh khớp sẽ được hút ra bằng kim và đem đi xét nghiệm, một phần là để kiểm tra xem có xuất hiện bất cứ nguyên nhân gây bệnh nào không. Xét nghiệm này thường được thực hiện tại phòng khám và mất khoảng nửa tiếng.
Bác sĩ có thể thực hiện một nghiệm pháp được gọi là ấn xương bánh chè: dùng tay ấn lên vùng gối từ trên xuống ngay vị trí xương bánh chè để ép lượng dịch dư thừa ở bao đệm đầu gối. Đây là một cách đơn giản để khẳng định liệu bạn có bị sưng dưới cơ hay không. Chụp X-quang, chụp xương hoặc siêu âm có thể được chỉ định thực hiện và loại trừ các loại bệnh lý về xương khác.
Đối với viêm màng hoạt dịch ở vùng hông, thường xảy ra ở trẻ em, triệu chứng chính là đau ở hông. Ở một số trẻ em, cơn đau này có thể đến rất nhanh hoặc xuất hiện dần vào những thời điểm khác nhau.
Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, một số em nhỏ có thể gặp khó khăn khi bước đi hoặc cử động. Các em có thể thậm chí không muốn đứng dậy vì nằm ở một tư thế cố định nào đó sẽ có thể làm cơn đau giảm đi nhiều hơn. Viêm màng hoạt dịch vùng hông được chẩn đoán bằng cách loại trừ các bệnh lý khác.
Viêm màng hoạt dịch thường được điều trị bằng thuốc kháng viêm, bao gồm: aspirin, ibuprofen hoặc corticosteroid. Chườm đá cũng giúp làm giảm sưng khớp bị viêm. Rút chất dịch quanh đầu gối là một biện pháp tạm thời để giúp bệnh nhân đỡ khó chịu hơn. Các ca nặng hơn có thể cần phải tiêm cortisone hoặc phẫu thuật để loại bỏ các mô bị viêm.
Phẫu thuật thay khớp là cần thiết nếu bạn bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là ở đầu gối. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm màng hoạt dịch ở vị trí đầu tiên và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
Đối với viêm màng hoạt dịch vùng hông, trẻ em nên được bác sĩ kiểm tra nhiều lần trong suốt quá trình thực hiện điều trị và tái khám sáu tháng sau đó để đảm bảo không còn vấn đề gì khác nữa.
Một dạng khác của viêm màng hoạt dịch được gọi là viêm màng hoạt dịch cận lâm sàng. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức và cứng khớp vào buổi sáng nhưng không phân biệt bệnh được ngay vì các triệu chứng điển hình chưa xuất hiện. Vì vậy, bệnh nhân có thể chỉ bị đau mà không sưng hoặc nóng ở vùng khớp viêm.
Bệnh viêm màng hoạt dịch cận lâm sàng có thể được phát hiện trên MRI (chụp cộng hưởng từ), nhưng có thể không thấy được trên phim chụp X-quang. Căn bệnh này thường là hậu quả của viêm khớp dạng thấp và được chứng minh là xuất hiện sớm hơn các loại viêm khớp khác.
Các triệu chứng của viêm màng hoạt dịch cận lâm sàng cũng có khả năng xuất hiện khi bệnh viêm khớp dạng thấp đã thuyên giảm. Vì vậy, dù viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay dạng thấp không gây khó chịu cho bệnh nhân thì theo thời gian họ vẫn có thể bị đau hoặc sưng khớp. Các biện pháp điều trị tiêu chuẩn cho viêm màng hoạt dịch, ví dụ như thuốc kháng viêm và chườm đá, có thể giúp làm giảm cơn đau.
Viêm màng hoạt dịch thường xảy ra ở những người sử dụng khớp quá mức. Vì vậy, việc thư giãn khớp sau những giờ lao động nặng nhọc là điều rất cần thiết cho sức khỏe. Bệnh có thể được chẩn đoán dễ dàng và điều trị với thuốc kháng viêm hoặc chườm đá để giảm đau. Tuy nhiên, đôi lúc bệnh nghiêm trọng hơn và buộc phải thay khớp. Việc nhận biết sớm và điều trị đúng cách sẽ cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Pacific Cross không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Nguồn tham khảo