Nội dung bài viết / Table of Contents
Thoát vị rốn ở người lớn là tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da. Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc phải. Thoát vị rốn là hiện tượng khi cơ thành bụng chưa phát triển đủ để bịt kín ống dây rốn.
Triệu chứng bệnh có thể dễ dàng nhận biết khi có một khối u mềm nhô lên tại rốn khi trẻ khóc, rặn và biến mất khi trẻ nằm im.
Như đã đề cập ở trên, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng có nguy cơ bị thoát vị rốn, đặc biệt khi họ có tiền sử bệnh lý làm tăng áp lực ổ bụng như tràn dịch ổ bụng, mang thai nhiều lần, sẹo cũ phẫu thuật vùng giữa bụng…
Thoát vị rốn ở người lớn xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ rốn khi tăng áp lực trong ổ bụng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng vô hại và thường gặp ở trẻ sơ sinh hơn. Đối với trẻ sơ sinh, thoát vị rốn dễ nhận thấy vì khi đó trẻ thường khóc vì khó chịu do lúc này rốn của em bé bị nhô ra.
U mềm này có thể to hơn khi cười, ho, khóc hoặc đi vệ sinh và xẹp lại khi thư giãn hoặc nằm xuống. Trong nhiều trường hợp, thoát vị rốn lặn vào trong bụng và được các cơ thành bụng bịt kín lại trước ngày sinh nhật đầu tiên (thôi nôi) của trẻ. Thoát vị rốn nếu không được điều trị có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Thoát vị rốn ở người lớn và cả trẻ sơ sinh đều tạo ra một khối u mềm hoặc phình gần rốn. Trẻ nhỏ thường quấy khóc khi bị thoát vị rốn. Điểm nhận biết chung khi gặp phải hiện tượng này, ở cả người trưởng thành và trẻ con là phần u mềm sẽ phình to mỗi khi ho hay co mình, và xẹp xuống khi được thư giãn và nằm ngửa.
Tuy không gây đau đớn nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu ở bụng và tình trạng quấy khóc ở trẻ nhỏ. Cả bạn và trẻ đều có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn hoặc trẻ nằm trong những trường hợp sau đây:
Nếu bạn hoặc trẻ có bất kỳ dấu hiệu nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác về thoát vị rốn ở người lớn, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì cơ địa mỗi người là khác nhau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Thoát vị rốn ở người lớn là hệ quả của tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Nguyên nhân bao gồm:
Đối với trẻ sơ sinh thì do quá trình trong bụng mẹ, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trong các cơ bụng của bé và các cơ chỉ đóng lại sau khi sinh. Nếu các cơ thành bụng không khép hoàn toàn ở đường giữa bụng thì có thể gây thoát vị rốn khi sinh hoặc sau này trong cuộc sống. Thoát vị rốn có thể phát triển khi các mô mỡ hoặc một phần của ruột xuyên qua một khu vực gần rốn.
Thoát vị rốn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Đối với người lớn, các yếu tố nguy cơ thoát vị rốn bao gồm:
Thoát vị rốn phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh – đặc biệt là trẻ sinh non và có trọng lượng thấp. Trẻ da đen có nguy cơ thoát vị rốn cao hơn một chút. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa bé trai và bé gái.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe để xác định xem nếu trẻ sơ sinh hoặc người lớn có bị thoát vị rốn cũng như xem thoát vị có thể được đặt trở lại hay không.
Họ cũng sẽ kiểm tra xem dây rốn có bị mắc kẹt trong các cơ bụng không, đây là một biến chứng nghiêm trọng bởi vì phần bị mắc kẹt trong ruột có thể bị hoại tử do thiếu máu.
Bác sĩ có thể chụp X-quang hoặc siêu âm vùng dạ dày để đảm bảo không có biến chứng, xét nghiệm máu để tìm bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nếu ruột bị chặn hoặc mắc kẹt.
Một số người còn truyền tai nhau mẹo dân gian chữa thoát vị bằng cách ấn nhẹ một đồng xu xuống chỗ lồi để cố định. Tuy nhiên, bạn không nên tự thử cho bé hoặc bản thân. Vì điều này vừa không được khoa học chứng minh mà còn làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng.
Đối với thoát vị rốn ở người lớn, bác sĩ thường khuyến cáo phẫu thuật để tránh các biến chứng. Mổ thoát vị rốn ở người lớn sẽ là phương pháp đặc biệt trong trường hợp tình trạng thoát vị của bạn nghiêm trọng hoặc gây đau đớn.
Hầu hết trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh đều tự khỏi khi trẻ lên 1 hoặc 2 tuổi. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật:
Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở rốn và đẩy các mô đệm thoát vị trở lại khoang bụng và khâu kín vùng hở ở thành bụng. Ở người lớn, bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng lưới để giúp củng cố thành bụng.
Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Thoát vị tại rốn là vị trí thoát vị thường gặp sau thoát vị bẹn. Bệnh có thể tự hết ở trẻ nhỏ khi các cơ thành bụng phát triển và bọc kín lỗ thoát vị. Tuy nhiên, đối với thoát vị rốn ở người lớn, bạn thường được bác sĩ khuyến cáo phẫu thuật để điều trị khỏi bệnh.
Bác sĩ sẽ may lại vùng cơ bụng bị yếu hoặc gia cố phần thành bụng bị yếu bằng một tấm lưới sinh học. Khi bị thoát vị rốn, bạn đừng quá lo lắng vì các phẫu thuật này khá đơn giản và có khả năng ngừa bệnh tái phát cao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.
Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi sẵn sàng ở đây để đem đến cho bạn sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Nguồn tham khảo