Nội dung bài viết / Table of Contents
This post is also available in: English
Nấm miệng là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi và họng, thực quản bị nấm candida xâm nhiễm. Bệnh biểu hiện bằng những mảng bợn trắng bám dai và chắc trên bề mặt miệng, lưỡi.
Bạn dễ dàng bị đau rát, chảy máu khi đánh răng hay cạo mạnh. Nấm miệng thường xảy ra trên cơ địa những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đồng mắc nhiều bệnh nội khoa hoặc có sử dụng lâu thuốc corticosteroid.
Chứng nấm miệng, nấm lưỡi sẽ khiến bạn thấy chán ăn, mất ngon miệng, gây khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể.
Nấm miệng (nấm candida albicans) là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm. Đây là tình trạng nhiễm nấm candida miệng – họng phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.
Những triệu chứng thường thấy của nấm miệng là:
Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản – một ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày (nấm thực quản). Nếu điều này xảy ra, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.
Ban đầu, bạn có thể không nhận thấy triệu chứng của nấm miệng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển từ từ hay đột ngột, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Ngoài những tổn thương miệng màu trắng đặc biệt, trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động và cáu kỉnh. Bé có thể truyền bệnh cho bà mẹ trong quá trình cho bú. Sau đó, nhiễm trùng có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé. Phụ nữ có ngực bị nhiễm nấm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ thể của mỗi người là khác nhau. Thảo luận với bác sĩ luôn là cách tốt nhất để biết được đâu là điều tốt nhất cho tình trạng của bạn.
Thông thường, hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm lấn có hại như virus, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn “tốt” và “xấu” sống trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi các cơ chế bảo vệ không hiệu quả, làm tăng số lượng nấm candida và làm lây nhiễm nấm miệng.
Bệnh nấm miệng và nhiễm nấm Candida khác có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc như prednisone hoặc khi thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể.
Những bệnh và tình trạng sau có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng nấm miệng, nấm môi:
Các nguyên nhân khác của bệnh nấm môi, nấm miệng bao gồm:
Nấm miệng là tình trạng rất phổ biến, thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nha sĩ có thể chẩn đoán bệnh nấm miệng bằng cách kiểm tra miệng của bạn, từ đó sẽ trông thấy các tổn thương trắng đặc trưng trên miệng, lưỡi hoặc má. Chải nhẹ khu vực sưng đỏ mẫn cảm có thể gây chảy máu nhẹ. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm bằng kính hiển vi của tế bào từ một tổn thương để xác định bệnh.
Nếu nấm miệng đã lan đến thực quản thì bạn có thể phải làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán, bao gồm:
Nấm miệng thường có thể được điều trị thành công bằng các loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn. Các thuốc này thường ở dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp vào bên trong miệng (thuốc bôi), đôi khi ở dạng viên nén hoặc viên nang. Thuốc bôi thường sẽ cần phải được sử dụng một vài lần trong ngày trong khoảng từ 7 đến 14 ngày.
Viên nén hoặc viên nang thường được sử dụng một lần mỗi ngày. Các loại thuốc này thường không có tác dụng phụ, một số có thể gây buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Nha sĩ sẽ có một phương pháp điều trị cụ thể dựa vào tuổi và nguyên nhân gây ra nhiễm trùng.
Nếu kháng sinh hoặc corticoid được cho là nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng thì nha sĩ sẽ đổi loại thuốc hoặc giảm liều lượng.
Nhiễm nấm candida có thể là một triệu chứng của các vấn đề y tế khác, vì vậy nha sĩ có thể đề nghị bạn gặp bác sĩ y khoa để điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Nấm miệng là bệnh gây khó chịu cho người mắc phải. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng các thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc dưới sự chẩn đoán, kê toa và theo dõi của bác sĩ vì các thuốc kháng nấm có nguy cơ gây các tác dụng phụ không mong muốn khi uống quá liều hoặc kéo dài.
Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa nấm miệng bằng cách nâng cao sức đề kháng của bản thân. Nếu bạn phải sử dụng thuốc corticoid đường hít để điều trị hen suyễn, nhớ hãy súc kỹ miệng sau khi dùng thuốc, hạn chế sử dụng thuốc giảm đau corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ, kiểm soát tốt đường huyết. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh bệnh.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Nguồn tham khảo