Back to top

Chốc lở là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Bệnh chốc lở là bệnh gì? Các loại thuốc điều trị chốc lở gồm những loại nào? Bị bệnh chốc lở bôi thuốc gì? Bao lâu thì khỏi là những thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hi vọng qua đó các bạn sẽ có được đầy đủ kiến thức để điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da do cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong các vùng vệ sinh kém.

Những vùng da bị nhiễm bệnh xuất hiện những đám da rộp đỏ, có bọng nước khi vỡ ra sẽ thành loét. Bệnh có thể lan rộng hoặc diễn tiến đến nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị kịp thời.

Chốc lở là bệnh gì?

Chốc lở là bệnh gì?

Chốc lở là bệnh gì?

Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm trùng rất dễ lây, gây đau và làm xuất hiện những vết loét trên da. Những vết loét đỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. 

Trong một số trường hợp chúng thường đặc biệt xuất hiện xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Một khi vỡ, chất lỏng sẽ chảy ra và sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chốc lở?

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh chốc lở

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh chốc lở

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị chốc lở thông thường là:

  • Chân bị lở loét đỏ và mụn nước nhanh chóng bị vỡ, chảy ra dịch trong một vài ngày và sau đó tạo thành một lớp vỏ màu vàng nâu phía trên;
  • Vùng da ở mũi bị lở loét hoặc các khu vực khác;
  • Ngứa và đau nhức;
  • Trong trường hợp nặng, sang thương trở thành vết loét sâu;
  • Sưng hạch bạch huyết gần vị trí nhiễm trùng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người phản ứng rất khác nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.

Nguyên nhân nào gây bệnh chốc lở?

Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân của bệnh chốc lở. Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn khi bạn tiếp xúc với các vết loét hoặc các chất lỏng bị ô nhiễm từ mụn nước của người nhiễm bệnh.

Một trong hai loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở là liên cầu khuẩn (Streptococcus) hoặc tụ cầu khuẩn (Staphylococcus).  Do các vấn đề về da như chàm, nhiễm độc cây thường xuân, côn trùng cắn, vết bỏng hoặc vết cắt, da của bạn sẽ bị tổn thương, các vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể thông qua các vi tổn thương đó dù cho các tổn thương đó không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sau khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng làm cho da dưới mũi bị thô, trẻ em có thể mắc bệnh chốc lở. Trong một số trường hợp, bệnh chốc lở vẫn có thể xảy ra trên làn da hoàn toàn khỏe mạnh.

Những ai thường mắc phải bệnh chốc lở?

Bị chốc lở là một trong các bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Bệnh chốc lở ở người lớn thường hiếm khi xảy ra. Nếu có thì chốc lở sẽ xảy ra sau những bệnh về da hay nhiễm trùng thường phổ biến hơn ở nam giới. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc lở?

Có nhiều yếu tố có thể gây nên bệnh chốc lở, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh chốc lở cao nhất;
  • Sống ở nơi dân cư đông đúc: điều kiện đông đúc làm bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác, chẳng hạn như trong trường học và các cơ sở chăm sóc trẻ em;
  • Thời tiết ấm, ẩm: đây là loại thời tiết tạo điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Vì vậy, trong mùa hè, bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh chốc lở;
  • Cấu trúc da bị phá vỡ: vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương da hoặc thậm chí là các tổn thương mà ta không thể nhìn thấy.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh chốc lở

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh chốc lở

Cách điều trị chốc lở

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị chốc lở.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chốc lở?

Những trường hợp bị lỡ mũi hoặc các vùng khác trên da, bác sĩ thường chẩn đoán bệnh bằng cách nhìn vào các vết loét đặc trưng.

Trong trường hợp tình trạng chốc lở của bạn không cải thiện, một mẫu chất lỏng từ vết loét sẽ được thử nghiệm để xem những loại thuốc kháng sinh nào có thể hiệu quả trong trường hợp đó. Một số loại vi khuẩn gây bệnh chốc lở đã trở nên đề kháng với một số thuốc kháng sinh nhất định. Vì vậy, cần phải lấy mẫu để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc đó.

Nếu bạn hoặc con bạn có dấu hiệu khác của bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chốc lở?

Bạn có thể điều trị bệnh chốc lở bằng cách sử dụng một loại thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh mà bạn có thể bôi trực tiếp lên các khu vực bị nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải loại bỏ vảy bằng cách ngâm vùng da bệnh trong nước ấm hoặc đắp gạc ướt. Một khi vảy được loại bỏ, các kháng sinh có thể xâm nhập vào da tốt hơn để điều trị chốc lở.

Bạn có thể dùng kháng sinh đường uống khi bạn có rất nhiều vết lở loét mà bạn không thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem trên tất cả các vết loét. Điều quan trọng là bạn phải dùng đủ liều thuốc điều trị chốc lở ngay cả khi các vết loét đã lành. Nếu bạn ngừng sử dụng do thấy tất cả mọi thứ đã ổn, chốc lở sẽ tái phát và xảy ra tình trạng đề kháng sinh.

Những phương pháp điều trị bệnh chốc lở

Những phương pháp điều trị bệnh chốc lở

Cụ thể hơn, bạn có thể tìm hiểu những loại thuốc bôi chốc lở hay thuốc trị chốc lở sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.

Bị bệnh chốc lở bôi thuốc gì? 

Những loại thuốc trị chốc lở thường có mục đích chính là để sát trùng, giảm thiểu tối đa viêm sưng và hạn chế đau đớn. Những thuốc bôi chốc lở, các dung dịch giúp điều trị chốc lở bao gồm:

Thuốc bôi chốc lở – Các loại thuốc sát khuẩn 

Loại thuốc bôi chốc lở đầu tiên bạn cần nghĩ tới là các loại thuốc sát khuẩn. Những loại thuốc này sẽ giúp sát khuẩn, hạn chế tối đa nhiễm trùng. Nhờ đó giúp giảm sưng viêm và các triệu chứng đau đớn.

Các loại thuốc sát khuẩn bạn có thể tham khảo như sau:

  • Povidone Iodine: Khi bôi lên da, hoạt chất này sẽ giải phóng Povidon Iod. Giúp kéo dài hiệu quả sát trùng và kháng khuẩn cho vết thương.  
  • Chlorhexidine: thuốc trị bệnh chốc lở này có công dụng giống Povidone Iodine. Tuy nhiên cần tránh sử dụng loại thuốc này với xà phòng vì sẽ gây ra tác dụng phụ.
  • Castellani: thuốc diệt khuẩn tại chỗ giúp điều trị chốc lở, viêm da có mủ. Có thể dùng để điều trị tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu gây ra.
  • Hydrogen Peroxide: đây chính là oxy già giúp sát trùng vết thương hở hiệu quả.
  • Milian: dung dịch sát khuẩn chứa xanh methylen. Hoạt chất này có khả năng liên kết với các acid nucleic trong vi rút, vi khuẩn và phá vỡ các tế bào này khi gặp ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên đây là chất nguy hiểm với người suy thận, người đang mang thai và người thiếu hụt G6PD.

Thuốc trị chốc lở – Thuốc mỡ

Một loại thuốc nữa giúp trả lời câu hỏi chốc lở bôi thuốc gì là các loại thuốc mỡ.

Thuốc mỡ hay thuốc bôi kháng sinh được xếp vào nhóm thuốc trị bệnh chốc lở đặc hiệu. Thuốc giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn.

Các loại thuốc mỡ dùng cho người bị bệnh chốc lở là:

  • Mupirocin: đây là loại thuốc kháng sinh giúp điều trị chốc lở tại chỗ. Thuốc giúp diệt khuẩn cũng như ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng da phổ biến như: Streptococcus, Staphylococcus Aureus,… Thuốc chống chỉ định cho: phụ nữ mang thai và người có bệnh tiêu chảy.
  • Gentamicin: đây là dạng kháng sinh giúp ức chế sinh tổng hợp các protein các vi khuẩn: tụ cầu khuẩn, vi khuẩn chủng kháng methicillin, vi khuẩn gram âm hiếu khí,….
  • Acid Fusidic: đây là một loại thuốc bôi ngoài da áp dụng được với hầu hết các vi khuẩn gram dương. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên bôi tối đa trong 7 ngày vì việc dùng kháng sinh dài sẽ làm tăng vi khuẩn kháng thuốc.

Thuốc kháng sinh trị bệnh chốc lở

Vậy người bị bệnh chốc lở uống thuốc gì? Việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả nhất nếu điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Các loại thuốc này bao gồm:  

  • Cephalexin: có khả năng làm vỡ thành tế bào của vi khuẩn, giết vi khuẩn gây bệnh.
  • Amoxicillin: kháng sinh giúp kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Trimethoprim: có tác dụng ức chế enzyme của vi khuẩn. Thường được dùng kết hợp với Sulfamethoxazole giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
  • Oxacillin: thuốc có tác dụng ức chế mạnh mẽ tụ cầu tiết penicilinase. Nhất là chủng tụ cầu gây bệnh chốc lở. 

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt

Cuối cùng, tuy không phải các loại thuốc đặc trị chốc lở nhưng để hỗ trợ giảm bớt triệu chứng, bạn cũng nên sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt:

  • Paracetamol: đây là loại thuốc hạ sốt phổ biến và an toàn cho mọi độ tuổi, đối tượng sử dụng. Thuốc giúp bạn hạn chế các cơn đau nhẹ và hạ sốt.
  • NSAID (Aspirin, Ibuprofen…): đây là các thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, giảm đau. Tuy nhiên phải sử dụng đúng cách để tránh chảy máu, xuất huyết dạ dày.

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?

Chốc lở hay bệnh chốc được xem là bệnh lành tính trong y học. Vì vậy trả lời cho câu hỏi bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi thì bệnh này hoàn toàn có thể tự khỏi trong vòng từ 3 đến 6 tuần khi không được điều trị.

Tuy nhiên khi mắc bệnh, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tiến hành điều trị đàng hoàng. Bởi như vậy sẽ tránh bệnh diễn tiến nặng hơn, tránh để lại sẹo và ngừa lây nhiễm bệnh cho người khác. 

Thói quen sinh hoạt hạn chế bệnh chốc lở?

Bạn có thể đối phó với bệnh chốc lở bằng các lối sống và biện pháp sau đây:

  • Giữ da sạch sẽ: bạn có thể làm điều này bằng cách rửa sạch các vết xước, vết côn trùng cắn và vết thương ngay lập tức;
  • Giặt quần áo, khăn mặt và khăn tắm của người bị bệnh mỗi ngày và không dùng chung những vật dụng đó với bất cứ ai khác trong gia đình;
  • Cắt ngắn móng tay của trẻ bị nhiễm bệnh để ngăn chặn tổn thương da do việc cào hay gãi ngứa. 

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng vệ sinh môi trường kém và ở những người bị suy giảm miễn dịch. Bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, dùng các loại xà phòng diệt khuẩn và mặc quần áo thoáng mát.

Tránh gãi làm trầy xước da và tránh dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thảo dược đắp ngoài da vì có thể làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacific Cross không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh chốc lở là bệnh gì từ Pacific Cross. Hi vọng qua đó bạn đã có thêm kiến thức về căn bệnh này và có cách phòng tránh, chữa trị tốt nhất!

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.