Back to top

Covid-19: Dịch bệnh nguy hiểm trên toàn cầu

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp do Covid-19 ngày càng diễn biến nghiêm trọng mà bất cứ ai cũng không thể làm ngơ. Các biện pháp đề phòng ngăn ngừa lây nhiễm Corona cũng được quan tâm hơn bao giờ hết nhằm giảm thiểu ca mắc trong cộng đồng.

Viêm đường hô hấp do virus Corona (hay còn gọi là Covid-19) là dịch bệnh nguy hiểm và gây ra các tác động nặng nề không những chỉ ở sức khoẻ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Vậy dịch bệnh này xuất phát từ đâu, các dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2 là gì, mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

1. Dịch bệnh Covid-19 là gì?

Bệnh COVID-19, xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Người nhiễm bệnh có nguy cơ mất 20 – 30% chức năng phổi và phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh kéo dài.

Coronavirus là một loại virus gồm nhiều biến thể khác nhau gây ra các nhiễm trùng ở đường hô hấp, như cảm lạnh. Trong đó, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) là nguyên nhân gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế đến ngày 9/6/2021, hiện Việt Nam đã chạm mốc hơn 500.000 ca nhiễm Covid-19 với số lượng tử vong lên đến 13.000 trường hợp.

2. Những yếu tố làm lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng 

Cho đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp với số ca bệnh tăng lên từng ngày tại nhiều địa phương khác nhau, từ thành phố Hồ Chí Minh (trung bình hơn 3.000 ca mỗi ngày), Bình Dương (trung bình hơn 1.000 ca) cho đến Đồng Nai lẫn Thủ đô Hà Nội. Đáng buồn thay, dịch bệnh vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn toàn do các yếu tố bao gồm:

  • Thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển 
  • Chúng virus có đặc tính lây lan nhanh và mạnh
  • Biện pháp phòng hộ cá nhân chưa đủ mạnh
  • Người mắc bệnh Covid-19 không biết mình bị bệnh và vẫn tiếp xúc với nhiều người khác 
  • Sinh hoạt trong môi trường đông người nhưng điều kiện khử trùng, vệ sinh không đảm bảo cũng như khả năng lưu thông thoáng khí của tòa nhà, khu vực đang sinh hoạt ở mức kém.

dịch bệnh covid-19

3. Biểu hiện mắc Covid-19 bạn cần biết 

Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong lúc này, virus vẫn có khả năng truyền bệnh và vẫn có những trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài hơn 14 ngày mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Các triệu chứng thường gặp 

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến báo hiệu bạn có thể mắc phải Covid-19 gồm:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Đau họng
  • Đau đầu 
  • Nhức mỏi cơ bắp
  • Mất vị giác và khứu giác 
  • Ho và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Các dấu hiệu rối loạn đường tiêu hoá như tiêu chảy, ói mửa liên tục, buồn nôn,…

Biểu hiện của tình trạng nhiễm virus Corona sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân, bạn vẫn có thể dương tính với virus mà vẫn cảm thấy khoẻ mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê bên trên, do đó việc tự lấy mẫu dịch tỵ hầu để thực hiện test nhanh nhằm biết bản thân có mắc bệnh hay không là điều cần thiết. 

4. Biến chứng của Covid-19 ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 

Nếu không được hỗ trợ y tế kịp thời, Covid-19 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ hoặc thậm chí khiến bệnh nhân tử vong:

  • Suy hô hấp cấp tính
  • Viêm phổi
  • Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)
  • Tổn thương gan cấp tính
  • Tổn thương thận cấp tính
  • Tổn thương tim cấp tính
  • Nhiễm trùng thứ phát 
  • Sốc nhiễm trùng
  • Đông máu nội mạch lan tỏa 
  • Tiêu cơ vân 

5. Covid-19 có chữa được không? 

Nếu nhận được sự hỗ trợ y tế kịp thời, biết cách tự chăm sóc bản thân nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, điều người bệnh cần làm là hãy giữ tinh thần lạc quan để có thể bình phục khoẻ mạnh trở lại nhanh chóng sau khi mắc Covid-19.

6. Phương pháp cách ly và điều trị cho từng đối tượng 

Đối với F0 

Hiện tại, Bộ Y tế đã tiến hành hướng dẫn cách ly tại nhà và hướng điều trị cho bệnh nhân mắc phải Covid-19 hay còn gọi là F0 như sau:

Đối với nơi điều trị:

  • Nên để phòng ốc thông thoáng, mở cửa sổ
  • Có thể sử dụng cồn để khử khuẩn các bề mặt thường tiếp xúc
  • Sử dụng hệ thống lọc không khí 

Biện pháp điều trị Covid-19:

  • Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để chiến thắng với bệnh 
  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Khi bị sốt cao, có thể hạ sốt bằng paracetamol theo chỉ định của bác sĩ
  • Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường hoặc xông hơi với nước nóng
  • Có thể sử dụng các biện pháp điều trị khác như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, corticosteroids toàn thân, lọc máu ngoài cơ thể, Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG), phục hồi chức năng hô hấp…
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh mũi họng thường xuyên, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên, súc họng, miệng bằng các dung dịch vệ sinh thông thường
  • Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải
  • Thực hiện xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21. 

dịch bệnh covid-19

Đối với F1

F1 được nhận định là người có tiếp xúc gần trong khoảng cách 2 mét hoặc trong cùng không gian kín với người mắc bệnh Covid-19. Quá trình cách ly của bạn sẽ được diễn ra tại nhà hoặc tại khu cách ly do địa phương chỉ định. 

Đối với khu vực cách ly F1:

  • Phòng ngủ nên thoáng khí, mở cửa sổ thường xuyên
  • Dọn dẹp không gian sinh hoạt sạch sẽ 
  • Khử khuẩn các bề mặt thường tiếp xúc 

Điều trị cho F1:

F1 chưa hẳn đã đồng nghĩa với việc mắc phải Covid-19, do vậy bạn chỉ cần quan sát, đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày cũng như nghiêm túc thực hiện theo các quy định cách ly đã được Bộ Y tế hướng dẫn.

Đối với F2 

F2 là người đã từng tiếp xúc gần với F1 trong khoảng thời gian F1 có thể bị lây nhiễm từ người mắc Covid-19. Khi nhận định bản thân là F2, bạn cần thực hiện cách ly tại nhà, khai báo y tế cũng như kiểm tra sức khoẻ mỗi ngày. Nếu như F1 được xác định âm tính, bạn có thể trở lại với sinh hoạt cộng đồng như bình thường.

7. Nên làm gì để phòng ngừa Covid-19?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây truyền của virus là tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với những người đang có các triệu chứng của COVID-19 hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào.

dịch bệnh covid-19

Bên cạnh đó, bạn hãy tạo ra thói quen giữ an toàn cho bản thân thông qua các thói quen như sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn với nước ấm ít nhất 20 giây 
  • Không chạm vào mặt, mắt, mũi hoặc miệng khi tay đang bẩn
  • Đừng ra ngoài nếu bạn đang cảm thấy ốm hoặc có bất kỳ triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm nào
  • Giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét 
  • Tránh đám đông và tụ tập nhiều người
  • Dùng khăn giấy che miệng mỗi khi hắt hơi hoặc ho. Sau đó vứt khăn giấy vào thùng rác rồi dùng nước rửa tay khô để diệt khuẩn
  • Đeo khẩu trang ở nơi công cộng
  • Làm sạch bất kỳ đồ vật nào bạn tiếp xúc nhiều. Sử dụng chất khử trùng trên các đồ vật như điện thoại, máy tính và tay nắm cửa
  • Khi nhận đồ được giao tới, khử khuẩn kiện hàng bằng dung dịch cồn pha loãng. 

Cuối cùng, nếu muốn giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải Covid-19, bạn hãy tiến hành tiêm chủng vaccine theo khuyến cáo của Bộ Y tế nhé.

Dịch Covid-19 cũng là cơ hội để bạn có thể nhìn lại, liệu mình đã có đủ biện pháp bảo vệ cho bản thân hay gia đình một cách toàn diện nhất? Nếu như người thân yêu hay chính bạn phải đến bệnh viện để chữa bệnh nhưng lúc này lại lâm vào tình trạng kinh tế khó khăn do giãn cách lâu ngày thì phải làm sao? 

Nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra gợi ý, việc tìm hiểu và chọn mua bảo hiểm sức khỏe từ những nhà cung cấp uy tín, chẳng hạn như Pacific Cross là một quyết định sáng suốt cũng như thông minh bởi lẽ bạn và gia đình sẽ được hỗ trợ tài chính và được tiếp nhận các biện pháp điều trị tốt nhất thông qua gói bảo hiểm. 

Thêm vào đó, sở hữu gói bảo hiểm còn đem đến cho bạn sự an tâm, vững tin để có thể vượt qua đại dịch mà không quá lo lắng về những yếu tố ngoại cảnh tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. 

Nguồn truy cập:

What Is Coronavirus? 

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/coronavirus

Coronavirus Treatment: Is Coronavirus Treatable? 

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/coronavirus/coronavirus-treatment-whats-in-development

Related articles
arrow
arrow