Back to top

Vaccine Covid-19: Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Trang bị cho bản thân kiến thức đúng về tiêm ngừa vaccine Covid-19 sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khoẻ của mình và cho cả gia đình. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc phổ biến xoay quanh vaccine Covid-19 và cách để bảo vệ bản thân trước mùa dịch này nhé.

1. Vắc xin Covid-19 hiện có những loại nào?

Dịch bệnh do Covid-19 gây ra đang ngày càng diễn biến nghiêm trọng do số trường hợp nhiễm virus ngày càng tăng mạnh. Do vậy, việc tiêm chủng vaccine Covid-19 để thu hẹp quy mô dịch bệnh và tạo miễn dịch cộng đồng đang được đẩy mạnh. Mặt khác, vẫn còn không ít các câu hỏi xoay quanh vấn đề chích ngừa, chẳng hạn như tiêm vắc xin Covid 19 loại nào tốt, làm gì trước và sau khi tiêm vaccine,…

Cho đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã cho phép sử dụng các loại vaccine Covid-19 như sau để phòng ngừa SARS-CoV-2:

  • Vaccine Moderna (Mỹ) 
  • Vaccine AstraZeneca (Anh)
  • Vaccine Pfizer (Mỹ – Đức)
  • Vaccine Sinopharm – Sinovax (Trung Quốc)
  • Vaccine Sputnik V (Nga)
  • Vaccine Johnson & Johnson (Mỹ)

Nếu bạn đang băn khoăn vaccine Covid-19 loại nào tốt thì câu trả lời sẽ như sau: “Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”. Tất cả loại vaccine được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép đều mang đến hiệu quả phòng ngừa hữu hiệu. Việc “kén cá chọn canh” hay lựa vaccine trong thời điểm hiện tại đều không khôn ngoan hay cần thiết. 

2. Phụ nữ mang thai có được tiêm vắc xin không?

Việc liệu có nên chủng ngừa Covid-19 cho phụ nữ mang thai hay không vẫn còn nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã nhận định việc tiến hành tiêm ngừa vaccine covid-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần là điều nên làm cũng như hợp lý. 

Theo đó, trong thời kỳ bầu bí, sức đề kháng của phụ nữ sẽ bị giảm xuống, khiến cơ thể trở nên yếu ớt hơn rất nhiều, nếu như mắc Covid-19 mà không được tiêm chủng trước đó thì có khả năng dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu cho sức khỏe của mẹ lẫn con. 

Do vậy, để bảo vệ bản thân cũng như trước dịch bệnh, phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành tiêm chủng khi đạt đủ điều kiện về sức khỏe.

3. Đối tượng nào nên tiêm vắc xin Covid?

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra lời khuyên, vaccine Covid-19 an toàn cho hầu hết mọi người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm cả những người mắc các bệnh như rối loạn tự miễn dịch, tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, bệnh phổi, gan và thận, cũng như các bệnh nhiễm trùng mạn tính nhưng tình trạng đã ổn định và được kiểm soát.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định nên thực hiện ưu tiên tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên cũng như các cán bộ, nhân viên y tế có tỷ lệ phơi nhiễm cao. 

4. Nên tiêm bao nhiêu mũi vắc xin?

Nếu bạn nghĩ việc tiêm càng nhiều chủng loại vaccine Covid-19 thì cơ thể sẽ miễn dịch được virus SARS-CoV-2 thì điều này hoàn toàn sai lầm. Việc tiêm đúng và đủ vaccine để tạo ra kháng thể với dịch bệnh sẽ dựa vào loại vaccine mà bác sĩ dùng cho bạn:

  • Vắc xin Pfizer-BioNTech: 2 mũi 
  • Vắc xin Moderna: 2 mũi
  • Vắc xin AstraZeneca: 2 mũi
  • Vắc xin Vero Cell: 2 mũi
  • Vắc xin Johnson & Johnson: 1 mũi

vaccine covid-19

5. Những phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin

Các phản ứng phụ phổ biến có thể xuất hiện khi tiêm ngừa vắc xin bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đau nhức cơ thể
  • Đau, nhức và sưng tấy ở vị trí chích ngừa.

6. Sau khi tiêm vắc xin Covid nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống sau khi thực hiện chủng ngừa vaccine Covid-19 là điều mà mọi người thường quan tâm bởi lo sợ nếu như chọn lựa thực phẩm không đúng có thể khiến các triệu chứng phụ sau tiêm trở nên nghiêm trọng hơn. 

vaccine covid-19

Theo đó, các chuyên gia cũng đã đưa ra những lời khuyên về việc nên ăn gì và kiêng gì bao gồm:

Thực phẩm nên ăn

  • Trái cây chứa nhiều chất chống oxy hoá: Cam, dâu tây, bưởi, ổi
  • Rau củ quả tươi: Cà rốt, gừng, nghệ, bông cải xanh, cải kale 
  • Các loại thịt giàu protein: Gà, bò, lợn 
  • Nước ép hoa quả tươi
  • Nước lọc

Thực phẩm cần kiêng 

  • Bia rượu, thức uống có cồn
  • Nước tăng lực 
  • Cà phê
  • Thuốc lá

7. Người đã tiêm vắc xin Covid có khả năng mắc bệnh không?

Người đã tiêm vaccine Covid-19 vẫn có thể mắc phải virus và nhiễm bệnh. Bạn nên hiểu rằng vaccine không thể tiêu diệt vi rút hoặc mầm bệnh mà chỉ có nhiệm vụ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Các kháng thể này đặc hiệu chống lại vi rút hoặc mầm bệnh và bảo vệ cơ thể không bị lây nhiễm trước khi vi rút có thể gây bệnh và khiến bệnh trở nặng.

Tuy nhiên, một số người sẽ không có phản ứng miễn dịch đủ mạnh với vắc xin và vẫn có thể dễ mắc COVID-19 nếu tiếp xúc với vi rút.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải pháp phần nào thắc mắc xoay quanh vaccine Covid-19. Bạn hãy giữ gìn sức khỏe bản thân mùa dịch bằng cách bổ sung các thực phẩm tốt cho sức đề kháng, phơi nắng từ 10-15 phút mỗi ngày cũng như vận động cơ thể thông qua những bài tập nhẹ nhàng. 

Bên cạnh đó, không chỉ cần đến vaccine cho sức khỏe thể chất mà bạn cũng cần đến 1 loại vaccine nữa dành cho sức khoẻ của ví tiền. 

Việc có cho bản thân hoặc thành viên trong gia đình 1 gói bảo hiểm sức khỏe, chẳng hạn như Chương trình Master do Pacific Cross Việt Nam là điều cần thiết bởi lẽ khi rơi vào trường hợp bạn hay người nhà chẳng may gặp tai nạn hoặc tình trạng sức khỏe bỗng dưng chuyển biển xấu cần phải nhập viện để điều trị bệnh thì gói bảo hiểm sức khỏe sẽ đóng vai trò như biện pháp hỗ trợ kịp thời, làm giảm gánh nặng tài chính trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện tại nhưng vẫn đem đến cho người bệnh điều kiện khám chữa bệnh toàn diện và hiệu quả nhất.

Nguồn truy cập

COVID-19 Vaccines While Pregnant or Breastfeeding

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html

The different types of COVID-19 vaccines

https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/the-race-for-a-covid-19-vaccine-explained

COVID-19 advice for the public: Getting vaccinated

https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/covid-19-vaccines/advice

Possible Side Effects After Getting a COVID-19 Vaccine

https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/expect/after.html

COVID-19 Dos and don’ts after vaccination

https://www.unicef.org/india/stories/covid-19-dos-and-donts-after-vaccination

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.