Back to top

Khắc phục chứng dị ứng thực phẩm khi đi du lịch

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị dị ứng thức ăn trong lúc bạn đang ở cách xa bệnh viện, trạm y tế? Sẽ rất khó khăn để khắc phục. Cho nên, tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo trước chuyến đi, sao cho các triệu chứng của dị ứng thực phẩm không ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc chuyến đi. 

Dưới đây là những việc bạn cần làm.

1. Luôn luôn có bảo hiểm du lịch

Cách đầu tiên để bảo vệ bản thân trước tình trạng dị ứng thực phẩm là mua bảo hiểm du lịch. Lý do là:

  • Nếu chẳng may bạn bị bệnh hoặc thương tật – bao gồm cả dị ứng thực phẩm – trong chuyến đi, bảo hiểm sẽ hoàn trả các chi phí điều trị cũng như chi phí cho dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp (nếu cần).
  • Bạn bị bệnh hoặc bị thương và nhóm hỗ trợ y tế bên bảo hiểm xác định rằng các cơ sở y tế địa phương không đủ điều kiện điều trị cho bạn. Khi đó, bảo hiểm du lịch có thể thanh toán cho việc sơ tán y tế của bạn đến cơ sở thích hợp nhất.
  • Nếu bạn bị bệnh hoặc thương tật (thuộc danh mục các bệnh được bảo hiểm) dẫn đến buộc phải hủy hoặc gián đoạn chuyến đi, bạn sẽ được hưởng trợ cấp từ bảo hiểm du lịch cho thiệt hại này.
  • Nếu bạn cần hỗ trợ nhanh chóng, hãy gọi cho đường dây nóng 24/24 của công ty bảo hiểm. Họ có thể  tìm giúp bạn các dịch vụ y tế khẩn cấp tại địa phương, tìm bác sĩ chuyên ngành dị ứng.

Cần lưu ý rằng dị ứng thực phẩm được coi là một tình trạng bệnh đã có từ trước. Vì thế, nếu bạn từng bị chứng bệnh này, hãy cẩn thận khi ăn thức ăn ở xứ lạ.

2. Cảnh giác khi điểm du lịch có món ăn dễ gây dị ứng cho bạn

Ở Thái Lan, đậu phộng nghiền là một loại topping phổ biến, được thêm vào nhiều món ăn. Ở Peru, đậu phộng cũng có mặt trong các bữa ăn truyền thống như ají de gallina (gà hầm), cuy con papas (thịt chuột với khoai tây hầm, ớt cay và đậu phộng nướng). Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bị dị ứng đậu phộng, hãy cân nhắc khi đến các quốc gia này – nơi “khắc tinh” của bạn được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi.

Các điểm đến thân thiện với du khách bao gồm Vương quốc Anh (nơi các nhà hàng được yêu cầu cung cấp thông tin về các chất gây dị ứng mà họ sử dụng khi chế biến), Nhật Bản (nơi các món ăn dễ gây dị ứng hiếm khi xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng). Tại Canada, Úc, New Zealand, Trung Quốc, EU và một số quốc gia Trung/Nam Mỹ cũng như châu Á, những chất dễ gây dị ứng phải được liệt kê trên bao bì của các thực phẩm đóng gói. Tuy nhiên, định nghĩa về “các chất dễ gây dị ứng” khác nhau tùy theo mỗi quốc gia.

Còn nếu bạn mắc chứng không dung nạp gluten thì sao? Ấn Độ, Ethiopia là những điểm đến tuyệt vời cho bạn.

Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?

Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?

3. Tìm cách truyền đạt tình trạng dị ứng của mình với người bản xứ

Khi bạn bị dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, rào cản ngôn ngữ có thể đe dọa đến tính mạng bạn. Một gia đình đã dành cả năm đi du lịch khắp thế giới với một đứa trẻ bị dị ứng đậu phộng kể lại câu chuyện của họ thế này: “Đến một quốc gia mà hầu hết người dân đều không nói tiếng Anh tốt, chúng tôi vào nhà hàng và nói với nhân viên phục vụ đừng bỏ đậu phộng vào món ăn. Không ngờ anh ta chỉ nghe được từ “đậu phộng” và nghĩ chúng tôi muốn thêm nó nhiều hơn. Phải mất 15 phút, tôi mới lấy được sạch đậu phộng khỏi các đĩa thức ăn ngày hôm đó”.

Do vậy, nếu bạn sắp đi du lịch ở một quốc gia mà tiếng Anh không được sử dụng rộng rãi, hãy thử các cách sau:

  • In một tấm thẻ ghi rõ chứng dị ứng bằng ngôn ngữ địa phương để sử dụng trong các nhà hàng.
  • Mang theo bản sao của kế hoạch chăm sóc khẩn cấp nếu chẳng may bạn bị dị ứng thực phẩm. Và bản sao này phải được viết bằng ngôn ngữ điểm đến của bạn.
  • Học cách nói: “Tôi bị dị ứng với…” bằng tiếng địa phương. Nếu có điều kiện, hãy thực hành cùng một người bản ngữ để đảm bảo họ hiểu hoàn toàn lời bạn nói.
  • Tải các ứng dụng về ngôn ngữ dành riêng cho dân du lịch như Google Translate, Allergy Food Translator,… Song đừng ỷ lại vào những ứng dụng này vì điện thoại/iPad của bạn có thể bị mất cắp, hỏng, hết pin,…

 Nếu vẫn chưa yên tâm, bạn có thể thuê một khách sạn có phòng bếp để tự chế biến món ăn cho chính mình.

4. Luôn thủ sẵn thuốc

Chẳng ai hiểu rõ bệnh tình của bạn bằng chính bạn. Chỉ có bạn mới biết loại thuốc nào “trị” được chứng dị ứng của mình. Thế nên, tốt hơn hết là mang theo các loại thuốc chống/chữa dị ứng quen thuộc. Nếu cần, hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch du lịch của bạn, yêu cầu họ kê đơn thuốc bổ sung để mang theo trong chuyến đi. Có như vậy, bạn mới có thể chủ động khi chẳng may bị dị ứng trên đất khách.

Bạn không nên chủ quan mua thuốc tại các điểm dừng chân. Bởi lẽ, các loại thuốc bạn cần có thể không có hoặc không phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Bạn cũng nên nghiên cứu trước về các thuật ngữ y tế cũng như những hiệu thuốc gần khách sạn mình ở hoặc gần các điểm tham quan. Bên cạnh đó, một số ứng dụng trên điện thoại thông minh sẽ giúp bạn tìm thấy những cơ sở y tế lân cận để đến đó một cách nhanh chóng nếu sự cố có xảy ra.

5. Mang theo thực phẩm khô

Đừng ngại hành lý cồng kềnh, một vài ly mì gói, thanh lương khô,… không chiếm diện tích vali là bao mà còn “cứu nguy” bạn khi đến vùng đất có nguy cơ dị ứng thực phẩm. Rửa tay thường xuyên và tránh để tay tiếp xúc với miệng, mũi, mắt cũng là cách tốt để ngăn chặn sự vô tình tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nếu không thể rửa tay bằng xà phòng, hãy sử dụng khăn ướt hoặc dung dịch rửa tay không cần nước.

Để tránh các dấu hiệu dị ứng thức ăn, nên rửa tay thường xuyên

Để tránh các dấu hiệu dị ứng thức ăn, nên rửa tay thường xuyên

6. Trang bị cho mình và người thân kiến thức cơ bản về sơ cứu cho người bị dị ứng thực phẩm

Bạn nên trang bị cho mình các kiến thức về dị ứng thức ăn và cách điều trị. Một số loại thuốc như thuốc kháng histamine, corticoid,… được sử dụng trong trường hợp dị ứng nhẹ, giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Còn đối với những người triệu chứng dị ứng thức ăn quá nặng, bạn cần gọi xe cấp cứu để chuyển họ tới bệnh viện gần nhất. Trong lúc chờ xe, hãy sơ cứu bệnh nhân đúng cách:

  • Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế chân cao hơn đầu (lật người bệnh nằm nghiêng nếu họ nôn ói nhiều).
  • Nới lỏng thắt lưng, quần áo, đắp chăn cho họ để giữ ấm.
  • Nói chuyện liên tục để người bệnh luôn trong trạng thái tỉnh táo, giữ được nhịp thở, tránh bị hôn mê.
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân gặp diễn biến xấu như ngừng thở, khó thở.

Nếu cần tìm một công ty quản lý bảo hiểm có thương hiệu uy tín và minh bạch, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Pacific Cross Việt Nam. Chúng tôi có 60 năm kinh nghiệm, có thể đảm bảo cho bạn những quyền lợi bảo hiểm du lịch tốt nhất với chính sách minh bạch, rõ ràng. Các gói bảo hiểm du lịch của Pacific Cross Việt Nam đều đảm bảo phù hợp với tài chính và nhu cầu của khách hàng.

Hãy liên hệ với Pacific Cross Việt Nam để được tư vấn gói bảo hiểm du lịch phù hợp nhất cho chuyến đi của bạn!


Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo:

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.