Nội dung bài viết / Table of Contents
This post is also available in: English
Rối loạn nhịp tim là một bệnh liên quan đến quá trình vận hành điều khiển nhịp của tim. Quá trình phát nhịp của tim phụ thuộc vào hoạt động điện của các tế bào cơ tim dưới sự chi phối một phần của thần kinh tự chủ và hormone nội tiết. Rối loạn nhịp tim rất đa dạng và được phân loại dựa vào vị trí và tần số cũng như nhịp điệu của nhịp.
Đa phần rối loạn nhịp tim thường nguy hiểm và cần can thiệp điều trị chuyên khoa. Triệu chứng rối loạn nhịp đôi khi không rõ ràng như mệt, hồi hộp và thậm chí ngất. Nhiều trường hợp đột tử ở người trẻ có thể do rối loạn nhịp tim bẩm sinh di truyền.
Rối loạn nhịp tim là một bệnh tim đặc trưng bởi tần số hoặc nhịp tim bất thường: quá nhanh, quá chậm, quá sớm hoặc quá thất thường.
Chứng loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động điện trong tim không hoạt động bình thường. Chứng loạn nhịp được đặt tên và phân loại dựa trên:
Các triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn nhịp tim là:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thông thường, mọi người sẽ thắc mắc “bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?” Và câu trả lời là chúng khá nguy hiểm. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân rối loạn nhịp tim và chúng đến từ các yếu tố khác nhau, một vài ví dụ đặc trưng bạn có thể điểm qua như sau:
Rối loạn nhịp tim rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin. Một vài đối tượng có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn nhịp tim như:
Rối loạn nhịp tim là một căn bệnh khá nguy hiểm và dễ gây nên các cơn đột tử. Chính vì thế, bạn cần hạn số một số những yếu tố ảnh hưởng đến tim mạch, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
Tùy vào từng loại rối loạn nhịp tim mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một thiết bị nhỏ được cấy gần xương đòn, gọi là máy tạo nhịp tim, trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm. Khi nhịp tim quá chậm hoặc khi tim ngừng đập, máy tạo nhịp sẽ tạo ra các xung điện thay cho tim. Kết quả là sẽ tạo ra kích thích để khôi phục lại tốc độ tim ổn định.
Có nhiều phương pháp để điều trị nhịp tim nhanh, cụ thể là:
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị rối loạn nhịp tim khi các điều trị khác không hiệu quả, bao gồm:
Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng rối loạn nhịp tim nếu áp dụng các biện pháp sau:
Vấn đề về sức khỏe luôn là nỗi lo hàng đầu của chúng ta. Thấu hiểu được điều đó, Pacific Cross hy vọng được đồng hành để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân thân trên chặn đường phía trước. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp cho từng yêu cầu và ngân sách khác nhau của khách hàng. Xem thêm chi tiết về các sản phẩm bảo hiểm tại đây.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Một số liệu pháp bổ sung và thay thế có thể có tác dụng giảm bớt căng thẳng, chẳng hạn như yoga, thiền định, và các kỹ thuật thư giãn.
Rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tần suất bệnh thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, một số bệnh rối loạn nhịp tim bẩm sinh có thể gặp ở người trẻ và gây đột tử khi bệnh không được phát hiện và điều trị sớm.
Tùy theo nguyên nhân và loại rối loạn nhịp tim cũng như những cách điều trị khác nhau, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nên đo điện tâm đồ nếu có các triệu chứng như hồi hộp, ngất hoặc trong gia đình có người trẻ bị đột tử không rõ lý do. Cuối cùng, bạn đừng nên quá lo lắng; với các tiến bộ hiện tại, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch hầu như có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả các rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
Arrhythmias.- http://www.webmd.com/heart-disease/guide/heart-disease-abnor-mal -heart -rhythm. – Ngày truy cập: 16/7/2016.
Arrhythmias. – http://www.healthline.com/health/arrhythmia. Ngày truy cập: 16/7/2016.
Arrhythmias. – http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-arrhythmia-/symptoms-causes/dxc-20188128. – Ngày truy cập: 16/7/2016.
Ngày đăng: Tháng Chín 16, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Chín 16, 2017