Back to top

Nổi mụn nhọt là bệnh gì? Vì sao bị mụn nhọt tái phát nhiều lần?

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

This post is also available in: English

Mụn nhọt không phải là một vấn đề mới đối với nhiều người. Tuy nhiên việc bị nổi mụn nhọt thường xuyên, bị mụn nhọt tái phát nhiều lần vẫn luôn là mối trăn trở của nhiều người. Để tìm hiểu người hay nổi mụn nhọt là bị bệnh gì, cách chữa mụn nhọt sưng to như thế nào, mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây của Pacific Cross

Nổi mụn nhọt hay còn gọi là mục nhọt, mụn đồng đanh là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nang lông bị bít tắc và gây viêm. Bệnh biểu hiện bằng những mụn mủ dưới da nhỏ hoặc có khi rất to, sưng đỏ và rất đau. Người bị nổi mụn u nhọt thường không sốt, khi có sốt cao thì có thể bệnh đã diễn tiến nặng gây nhiễm trùng huyết. Để tìm hiểu kỹ về người hay nổi mụn nhọt là bị bệnh gì, cách chữa mụn nhọt sưng to và cách chữa trị nổi mụn nhọt và các biện pháp phòng mụn quay lại, mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây!

Mụn nhọt là bệnh gì?

Mụn nhọt là bệnh gì?

Mụn nhọt là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về cách trị mụn nhọt, chúng ta hãy xem qua loại mụn này là gì nhé! Nổi mụn u nhọt là bệnh nhiễm khuẩn ở nang lông thường gây lở loét sâu trên da, có chứa mủ và gây đau. Mụn nhọt thường hình thành theo từng khối, sưng và tấy đỏ. Các u nhanh chóng phát triển lớn hơn và tích mủ bên trong, làm người bệnh cảm thấy đau tại vùng da có u nhọt. Đến một lúc nào đó, u nhọt sẽ bị vỡ ra và chảy mủ. 

Những ai thường mắc phải bệnh u nhọt?

U nhọt thường xảy ra ở những người đã qua giai đoạn dậy thì. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Dấu hiệu và triệu chứng bị nổi u mụn nhọt

Mụn nhọt ban đầu chỉ là vết sưng nhỏ và hơi đau, có đường kính khoảng từ 1.5 đến 5 cm. Nhọt thường xuất hiện ở cổ, mặt, vùng eo, vùng háng, vùng dưới cánh tay và ở mông. U nhọt càng lớn thì càng gây đau đớn.

Dấu hiệu bị u mụn nhọt là gì?

Dấu hiệu bị u mụn nhọt là gì?

Một số nhọt có thể ở sâu trong da, mụn nhọt không có đầu sau đó mới phát triển, gây chảy mủ có máu và dịch trắng. Dấu hiệu mụn nhọt bị nhiễm trùng bạn cần chú ý là: sau khi các u nhọt đã chảy mủ, cơn đau sẽ bớt đi, những đốm đỏ và sưng tấy vẫn còn kéo dài trong nhiều ngày hay nhiều tuần, thậm chí có thể để lại sẹo.

Nếu không thực hiện cách trị mụn nhọt kịp thời, chúng có thể bị nhiễm trùng và lan vào máu và lây lan sang các bộ phận khác. Có thể có các triệu chứng và biểu hiện khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn thường có thể tự điều trị các mụn nhọt nhỏ. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu có nhiều hơn một u nhọt tại một thời điểm hoặc nếu nhọt:

  • Xuất hiện trên khuôn mặt;
  • Có triệu chứng xấu đi hoặc vô cùng đau đớn;
  • Mụn nhọt ở mông sưng to
  • Gây sốt;
  • To hơn 5 cm;
  • Không chữa lành trong hai tuần;
  • Tái phát trở lại.

Nguyên nhân bị mụn nhọt là gì? 

Có rất nhiều nguyên nhân nổi mụn nhọt, tình trạng này chỉ xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus (thường gặp ở trên da và trong mũi). Bệnh sẽ bắt đầu ở nang lông và dần dần ăn sâu vào bên trong các lớp da.

Bệnh có thể lây lan sang người khác nếu có sự tiếp xúc với mủ của u nhọt. Trong một số trường hợp khác, nhọt phát triển tại nơi da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thông qua vết xước nhỏ hay vết côn trùng cắn.

Xác định nguyên nhân gây mụn nhọt để có cách trị mụn nhọt hiệu quả hơn.

Xác định nguyên nhân gây mụn nhọt để có cách trị mụn nhọt hiệu quả hơn.

Ngoài ra, nhiễm trùng vết thương, vệ sinh kém, mặc quần áo chật, trầy da hoặc thường xuyên tiếp xúc với một số loại hóa chất hay mỹ phẩm cũng là các nguyên nhân gây ra mụn nhọt.

Bên cạnh đó, các chứng rối loạn như tiểu đường hoặc nghiện rượu cũng có thể làm tăng khả năng bị u nhọt do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

U nhọt có thể gây nên viêm nang lông và biến chuyển nặng hơn khi cơ thể đổ mồ hôi.

Người hay nổi mụn nhọt là bị bệnh gì?

Mụn nhọt có thể xảy ra với tất cả mọi đối tượng, bao gồm cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi cơ thể bị mắc một số bệnh cũng có thể tăng nguy cơ nổi mụn nhọt. 

Vậy người hay nổi mụn nhọt là bị bệnh gì? Có thể là các bệnh dưới đây:

  • Tiểu đường: đây cũng là câu trả lời cho người hay nổi mụn nhọt là bị bệnh gì. Bệnh này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, cản trở việc cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nói chung và trên da bạn nói riêng.
  • Các vấn đề khác về da, chẳng hạn như mụn trứng cá và eczema. Bởi vì chúng phá hủy lớp bảo vệ của làn da làm cho bạn dễ bị u nhọt.
  • Hệ miễn dịch bị tổn thương: nếu hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương dù vì bất kỳ lý do gì, điều này có thể tăng khả năng bị u nhọt. 

Bên cạnh các bệnh trên, nguyên nhân bị nổi mụn nhọt còn có thể là do tiếp xúc gần với người bị mụn nhọt. 

Đa phần bệnh có thể tự giới hạn và tự khỏi khi mụn nhọt bị vỡ mủ, thời gian này kéo dài khoảng một đến hai tuần. Tuy nhiên, nếu như mắc phải vi khuẩn độc lực cao hoặc người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh có thể gây tử vong. 

Vì sao bị mụn nhọt tái phát nhiều lần?

Có nhiều người thắc mắc vì sao mình bị mụn nhọt tái phát nhiều lần hoặc bị nhọt khắp người.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, khoảng 10% những người bị mụn nhọt có thể bị nhiễm trùng lặp lại trong vòng 1 năm.

Nguyên nhân không phải do nóng trong người mà là do vi khuẩn Staphylococcus aureus hay còn có tên là vi khuẩn Tụ Cầu Vàng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ bị nhọt tái lại hay mọc mụn nhọt khắp người nếu: mắc bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường hay đang hóa trị,… 

Biến chứng của mụn nhọt

Nổi mụn nhọt không có nhiều biến chứng, nhưng có trường hợp nhọt diễn tiến thành mụn nhọt tái phát. Đây là khi người bệnh bị mụn nhọt tái phát quá 3 lần trong một năm. Nhọt tái phát lan nhanh hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt với những thành viên trong gia đình. Nhọt tái phát hay xuất hiện ở nếp gấp da, như vùng da dưới vú, dưới nếp gấp bụng, dưới cánh tay và vùng bẹn. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được điều trị nhọt tái phát đúng cách.

Vi khuẩn từ các nhọt hay cụm nhọt có khả năng xâm nhập vào máu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra. Khi ấy, nhiễm trùng có khả năng lan rộng, thường được gọi là nhiễm trùng huyết. Sau đó, bạn có thể bị nhiễm trùng sâu bên trong các cơ quan khác, như viêm nội tâm mạc ở tim và viêm tủy xương.

Dưới đây là một vài các di chứng mà người bệnh cần lưu ý:

Tăng sắc tố sau viêm

Sau khi mụn lành, bạn có thể nhận thấy da ở vùng đó đổi màu. Đó là một tác dụng phụ bình thường xảy ra sau khi tình trạng viêm nhiễm. Kết quả là tăng sắc tố (sự lắng đọng quá mức của hắc tố trong vùng) có thể có màu nâu, hồng, tím hoặc màu khác

Sẹo – Biến chứng khi nổi mụn nhọt  

Tăng sắc tố sau viêm làm thay đổi màu da của bạn, nhưng nó không phải là một vết sẹo thực sự. Bạn sẽ biết mình có sẹo mụn khi sờ thấy nó khi lướt ngón tay trên khu vực đó.

Cách trị mụn nhọt như thế nào? 

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u nhọt?

Có các cách chữa mụn nhọt sưng to mà bạn có thể nghĩ tới, chẳng hạn như:

Dùng băng gạc ẩm đắp lên vùng u nhọt từ 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu, làm nhọt khô lại và nổi lên trên nếu u nhọt nằm sâu dưới da.

Bác sĩ có thể xẻ u mụn nhọt và hút mủ khi vùng da bị tổn thương trở nên mỏng và phần dưới da đã mềm. Nếu không áp dụng cách chữa mụn nhọt sưng to này, nhọt vẫn có khả năng tự lặn sau 10 đến 20 ngày.

Nhưng nếu được điều trị, bệnh sẽ bình phục nhanh hơn và giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng nặng hay tái phát.

Các nhọt mới sẽ hình thành nếu như mủ từ vết hở của u nhọt trước làm nhiễm trùng vùng da ở gần đó.

Điều trị u nhọt sớm sẽ giúp hạn chế sẹo lõm trên da.

Điều trị u nhọt sớm sẽ giúp hạn chế sẹo lõm trên da.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u mụn nhọt?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán u nhọt bằng cách kiểm tra những phần da bị nhiễm bệnh hoặc lấy một mẫu mủ để kiểm tra vi khuẩn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh u mụn nhọt?

Bên cạnh thực hiện những cách trị mụn nhọt, bạn có thể kiểm soát tình trạng này như sau:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giảm thiểu hoạt động thể chất cho đến khi vùng bị nhiễm trùng lành lặn hẳn. Tránh để ra mồ hôi và các môn thể thao trong khi đang bị nhọt.
  • Giữ da sạch sẽ.
  • Thay quần áo và khăn trải giường mỗi ngày và giặt bằng nước nóng.
  • Liên lạc với bác sĩ nếu bạn bị sốt hay các triệu chứng vẫn không thuyên giảm sau 3-4 ngày điều trị.
  • Hãy khám bác sĩ nếu bạn hay người thân trong gia đình bị u nhọt lâu không khỏi hoặc u nhọt làm mủ và gây đau nặng.

Mụn u nhọt có thể tự giới hạn nhưng khi bạn được điều trị, bệnh sẽ lành sớm hơn và không có nguy cơ tiến triển xấu đi. Khi đến khám bác sĩ da liễu, bạn có thể nhận được thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc thuốc uống tùy theo mức độ của bệnh.

Khi u nhọt quá to chứa nhiều mủ, bác sĩ có thể tiến hành rạch tháo mủ để giảm đau và làm sạch vùng tổn thương. Mọi thủ thuật cần nên thực hiện tại cơ sở y tế với dụng cụ được tiệt trùng, bạn tránh tự ý nặn mủ hoặc bôi thuốc không rõ loại lên mụn nhọt vì có thể làm nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Nổi mụn nhọt đắp lá gì nhanh khỏi ?

Nếu bạn nổi mụn nhọt và muốn sử dụng lá để đắp, có thể dùng lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, lá bạc hà, lá lô hội, lá nha đam, hoặc lá trà xanh. Để đắp lá, bạn có thể làm theo các bước sau:

  1. Chuẩn bị lá:  Chuẩn bị khoảng 10-20g lá tuỳ loại lá mà bạn đang có hoặc có thể trộn chúng lại với nhau. Rửa sạch lá và cắt ra thành miếng nhỏ.
  2. Chuẩn bị khăn lạnh: Bạn có thể dùng khăn lạnh để thoa lên da trước khi đắp lá, để giúp làm giảm sưng tấy.
  3. Đắp lá: Đặt lá lên vùng da bị mụn nhọt và giữ nguyên trong khoảng 15-20 phút.
  4. Rửa sạch: Sau khi đắp xong, rửa sạch mặt bằng nước ấm và lau khô.

Lưu ý: Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại lá nào, hãy tránh sử dụng lá đó để đắp. Ngoài ra, đắp lá chỉ là biện pháp cấp cứu tạm thời, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây mụn nhọt và tìm cách giải quyết vấn đề gốc rễ để tránh tái phát.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Lời kết

Trên đây là những thông tin đầy đủ về nổi mụn nhọt là bệnh gì hay cách chữa mụn nhọt sưng to như thế nào một cách chi tiết nhất. Hi vọng qua đó bạn có thể chấm dứt được tình trạng mụn nhọt tái phát nhiều lần và có được làn da, cơ thể khỏe mạnh.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:


Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.