Nội dung bài viết / Table of Contents
This post is also available in: English
Viêm giác mạc thường bắt đầu ở lớp ngoài cùng của giác mạc và lan dần vào bên trong mắt. Tác nhân chủ yếu do virus như Herpes, Zona, Adenovirus. Những dấu hiệu và triệu chứng viêm giác mạc là gì? Tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị viêm vì một lý do nào đó. Khi giác mạc bị viêm, nó sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bạn.
Viêm giác mạc là tình trạng phổ biến, thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới (65–71% bệnh nhân là nam giới). Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Tình trạng này có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin. Mặc dù tình trạng này có thể điều trị được, viêm giác mạc là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù giác mạc.
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm giác mạc là đau. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm. Nếu giác mạc bị viêm trên phạm vi rộng, bạn có thể nhìn thấy các vùng màu xám hoặc màu trắng đến màu xám trên giác mạc.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm giác mạc thường gặp là:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm mất thị lực.
Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây viêm giác mạc. Nếu một vật cứng rơi vào mắt và làm xước hoặc thâm nhập vào giác mạc, bạn có thể bị viêm giác mạc. Điều này có thể không gây nhiễm trùng mắt, nhưng khi bề mặt của giác mạc bị tổn thương, vi khuẩn hoặc nấm có thể thâm nhập vào giác mạc, gây viêm giác mạc.
Những người đeo kính áp tròng có nguy cơ viêm giác mạc cao hơn. Kính áp tròng bị nhiễm bẩn góp phần lớn gây ra các trường hợp viêm giác mạc. Khi dùng kính áp tròng bị ô nhiễm, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng sống trên bề mặt của nó và lan sang hộp đựng kính. Nếu kính áp tròng của bạn không được vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn từ kính có thể nhiễm vào mắt và gây ra viêm giác mạc.
Nếu bạn tiếp xúc với nước bị ô nhiễm, bạn cũng có thể bị viêm giác mạc. Một số hóa chất trong nước có thể làm cho các mô của bề mặt giác mạc bị kích thích và suy yếu, dẫn đến bệnh viêm giác mạc.
Vấn đề này thường xảy ra trong thời gian ngắn và có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Tuy nhiên, kích thích bởi hóa chất có thể được giải quyết bằng cách rửa sạch mắt. Nếu nước bị nhiễm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, chúng có thể xâm nhập vào mắt khi bạn đang bơi và dẫn đến viêm kết mạc giác mạc.
Một nguyên nhân khác của viêm giác mạc là virus, như virus herpes và virus gây ra bệnh chlamydia, có thể gây viêm giác mạc.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây mắc viêm giác mạc như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dựa trên bệnh sử và các triệu chứng, bác sĩ sẽ tiến hành một số triệu chứng và xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng của bạn.
Điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra mắt. Kiểm tra mắt có thể gây khó chịu nhưng cách này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra mắt của bạn. Mục đích của kiểm tra này là để đánh giá thị lực bằng cách sử dụng các biểu đồ mắt tiêu chuẩn.
Bác sĩ có thể dùng đèn bút để khám mắt. Với đèn này, bác sĩ có thể đánh giá kích thước, phản ứng dị ứng của con ngươi và các yếu tố khác. Nếu giác mạc xuất hiện vết xám và đục, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ và tính chất bề mặt không đều hoặc các vết loét giác mạc.
Trong một số trường hợp, kiểm tra bằng đèn khe là cần thiết. Đèn khe là một dụng cụ đặc biệt cung cấp một nguồn ánh sáng và kính phóng đại. Với sự giúp đỡ của ánh sáng, bác sĩ có thể nhìn thấy rõ các cấu trúc với độ phóng đại cao để phát hiện tính chất và mức độ viêm giác mạc, cũng như ảnh hưởng của nó trên các cấu trúc khác của mắt.
Nếu cần thiết, một mẫu nước mắt hoặc một số tế bào từ giác mạc có thể được lấy và phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc và phát triển kế hoạch điều trị phù hợp cho tình trạng của bạn.
Nếu được chẩn đoán viêm giác mạc không do nhiễm trùng, nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ quyết định cách điều trị kịp thời. Điều trị có thể không cần thiết nếu nguyên nhân gây ra là do xước hoặc đeo kính áp tròng quá lâu.
Trong trường hợp giác mạc bị rách đáng kể và gây đau mắt đỏ , dùng thuốc theo toa cho mắt và đeo miếng che mắt cho đến khi tình trạng của bạn được cải thiện là sự lựa chọn tốt nhất.
Nếu bạn được chẩn đoán viêm giác mạc do nhiễm trùng, điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của nhiễm trùng. Nếu bạn bị viêm giác mạc nhẹ do vi khuẩn, chỉ cần điều trị bằng kháng khuẩn với thuốc nhỏ mắt.
Uống thuốc kháng sinh nếu tình trạng ở mức độ từ trung bình đến nặng. Khi bạn bị viêm giác mạc do vi khuẩn nấm, bạn cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng nấm. Nếu viêm giác mạc gây ra do virus, thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng virus có thể có hiệu quả.
Nếu nguyên nhân gây viêm giác mạc là do ký sinh trùng Acanthamoeba nhỏ xíu, việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Thuốc kháng sinh nhỏ mắt có thể hữu ích, nhưng một số nhiễm trùng Acanthamoeba đề kháng với thuốc.
Ghép giác mạc được khuyến khích nếu thuốc không có tác dụng hoặc nếu viêm nhiễm gây tổn thương vĩnh viễn đến giác mạc và làm suy yếu thị lực đáng kể.
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm giác mạc:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Pacific Cross không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!
Các bài viết liên quan :
Nguồn tham khảo: