Back to top

Chắp mắt có tự khỏi không? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều mụn nhọt nhỏ tại vị trí mí mắt hay còn gọi là chắp mắt là bệnh thường gặp ở vùng mắt. Bị chắp mắt thường lành tính nhưng nhiều người vẫn lo lắng rằng liệu chắp mắt có tự khỏi không? Vì thỉnh thoảng những mụn chắp, lẹo to có thể gây cho bạn khó chịu vì cảm giác xốn hay cộm mắt. Vậy có những mẹo chữa chắp mắt nào hay có thuốc điều trị, cách điều trị hiệu quả như thế nào? Bị chắp mắt bao lâu thì khỏi? Tất cả có trong bài viết dưới đây.

1. Bị chắp mắt là gì? Chắp mắt có tự khỏi không?

Bệnh chắp mắt là gì?

Bệnh chắp mắt là gì?

Chắp mắt là tình trạng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới bị nổi nhọt và sưng do tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn. Bị chắp mắt có hai dạng chính, bao gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. 

  • Biểu hiện của chắp bên ngoài là nốt đỏ hơi cứng ở mi mắt, có kích thước cỡ hạt đậu. 
  • Trong khi đó, chắp bên trong không dễ nhận ra và nốt u nằm ở mặt trong của mí mắt.

Mắt bị chắp có triệu chứng khá giống bệnh lẹo mắt (bệnh viêm tuyến bã nhờn ở mí mắt) nhưng chỗ u trên mí thường nhỏ hơn và không đau. Chắp mắt có thể tự khỏi trong một tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần đi khám nếu nghi ngờ bị chắp mắt vì bệnh có thể cản trở thị lực.

Chắp mắt là tình trạng sưng do tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn

Chắp mắt là tình trạng sưng do tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn

2. Những dấu hiệu và triệu chứng bị chắp mắt?

Triệu chứng khi bị chắp mắt là gì?

Triệu chứng khi bị chắp mắt là gì?

Chắp mắt có triệu chứng đặc trưng là cảm giác cộm lên từ bên trong hoặc có nốt u đỏ trên mí mắt. Nốt u hoặc chỗ cộm phát triển to dần nhưng không gây đau. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo của mắt bị chắp bao gồm:

  • Chảy nước mắt nhiều;
  • Thị lực giảm hoặc mất thị lực;
  • Mí mắt nổi mụn trắng nhỏ;
  • Nhạy cảm với ánh sáng, thấy khó chịu với ánh sáng mạnh.

Bị chắp mắt khác với lẹo mắt ở chỗ, căn bệnh này sẽ không gây đau và thường nằm xa mí mắt. Trong khi đó, lẹo mắt gây đau và sưng, thường nằm tại cạnh mí mắt. Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mặc dù chắp mắt có thể tự khỏi và không nghiêm trọng như lẹo mắt, người bệnh vẫn nên đi khám nếu phát hiện bất cứ bất thường nào ở mí mắt. Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện ngay nếu thị lực bị cản trở hoặc mất thị lực do chắp mắt quá lớn gây ra.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến bị chắp mắt?

Chắp mắt là do các tuyến dầu ở mí mắt (tuyến Meibomius) bị tắc nghẽn gây ra, tạo thành các nốt u hoặc chỗ cộm trên mí. Tuyến dầu này có nhiệm vụ cân bằng độ ẩm bên trong mí và rất dễ bị tắc do bụi bẩn hoặc vệ sinh kém. Tuyến dầu bị nghẽn lâu ngày có thể vỡ ra và bị viêm do nhiễm khuẩn.

4. Những nguy cơ nào làm tăng nguy cơ bị chắp mắt?

Đối tượng dễ mắc bệnh

Chắp mắt có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng trẻ em thường dễ bị chắp mắt hơn do thường dùng tay dụi mắt. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chắp mắt?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chắp mắt bao gồm:

  • Có tiền sử bị chắp mắt trước đó;
  • Tay không sạch sẽ. Việc chạm tay dơ vào mí mắt có thể tăng nguy cơ bị chắp mắt vì bụi bẩn từ tay có thể sẽ chặn các tuyến dầu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

5. Bị chắp mắt có tự khỏi không? Cách điều trị chắp mắt như thế nào?

Bị chắp mắt có tự khỏi không? Chắp mắt bao lâu thì khỏi?

Bị chắp mắt có tự khỏi không? Chắp mắt bao lâu thì khỏi?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán chắp mắt?

Chắp mắt có thể được chẩn đoán bằng cách quan sát mí mắt và nốt u trên đó. Bác sĩ có thể sẽ hỏi về cảm giác đau hoặc thời gian xuất hiện triệu chứng để phân biệt chắp mắt với lẹo mắt hoặc một bệnh lý khác.

Thường bác sĩ sẽ không yêu cầu xét nghiệm hoặc kỹ thuật chuyên môn nào để chẩn đoán chắp mắt, trừ khi khám lâm sàng không kết luận được bệnh.

Phương pháp nào dùng để điều trị chắp mắt? Có các mẹo chữa chắp mắt nào? 

Ngay khi chỗ sưng xuất hiện, người bệnh nên dùng túi chườm ấm đặt lên mí mắt để giúp mở lỗ chân lông và giảm tình trạng tắc nghẽn các tuyến dầu. Giữ nguyên túi chườm trong 10 phút và  chườm 4 lần mỗi ngày là một mẹo chữa chắp mắt hiệu quả.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể loại bỏ chắp mắt thông qua tiểu phẫu hoặc kê các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc trị chắp mắt chứa steroid kháng viêm hoặc chứa kháng sinh.

Bị chắp mắt bao lâu thì khỏi?

Chắp mắt có tự khỏi không hay bị chắp mắt bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều người. Chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm. Nếu không có biến chứng đặc biệt nào, chắp mắt thường biến mất sau 2 tuần điều trị hoặc 4 tuần không điều trị chắp mắt.

Bệnh chắp mắt sẽ tự khỏi sau 2 tuần điều trị

Bệnh chắp mắt sẽ tự khỏi sau 2 tuần điều trị

6. Những mẹo chữa chắp mắt hiệu quả bạn nên áp dụng

Để giúp điều trị bệnh chắp mắt hiệu quả, bạn có thể áp dụng những thói quen dưới đây như các mẹo chữa chắp mắt nhanh:

  • Lau nhẹ nhàng mí mắt bằng vải sạch hoặc gạc bông;
  • Không nên nặn hoặc cố làm bể chắp mắt;
  • Giữ cho mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ cũng là một mẹo chữa chắp mắt
  • Hạn chế dùng phấn trang điểm mắt;
  • Báo bác sĩ nếu thấy bất thường trong người hoặc triệu chứng chắp mắt không thuyên giảm khi sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống được kê toa.
  • Báo cho bác sĩ nếu chắp mắt không khỏi sau 2 tuần điều trị.

7. Dinh dưỡng cho người chắp lẹo mắt

Thực hiện chế độ ăn uống giàu vitamin – Vitamin C, A và E được cho là làm tăng khả năng miễn dịch và do đó đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chắp lẹo mắt.

  • Nguồn vitamin A tốt cho người bệnh khi bị chắp, lẹo mắt: cà rốt, bí đỏ, rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi…
  • Nguồn vitamin C thích hợp: ớt chuông, bưởi, cam, quýt, trái cây họ berry như dâu, việt quất…
  • Nguồn kẽm: gan, chuối, cải bó xôi, nấm…
  • Nguồn vitamin E: cà chua, cà rốt, đu đủ, hạt bí, hạt hạnh nhân, quả bơ…

Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả. Bao gồm nghệ, tỏi, hành tây, húng quế, cỏ xạ hương, cỏ cà ri trong thực phẩm của bạn giúp tăng khả năng miễn dịch.

Tránh cà phê, socola, thực phẩm tinh chế, thực phẩm có đường. Thức ăn, nước uống nhiều đường làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, làm vết thương lâu lành hơn. Bạn nên kiểm soát việc tiêu thụ nước ngọt có gas, các loại kẹo bánh chứa nhiều đường ở trẻ.

Tránh thức ăn chiên và béo, thức ăn chứa nhiều nitrat như thịt xông khói, hotdog, thực phẩm đóng hộp vì nó làm cản trở lưu thông máu ở mắt, gia tăng các cục máu đông trong cơ thể và sự viêm nhiễm.

Hạn chế những thức ăn và trái cây có tính nhiệt như xoài, nhãn, vải, ổi, hành ớt, hải sản,….

Bị chắp mắt có thể được điều trị khỏi chắp mắt bằng các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đi khám mắt khi bị cộm, xốn đỏ hoặc nổi u nhọt trên mí mắt. Cần tránh bất kỳ tự ý can thiệp lên mắt vì có nguy cơ làm nhiễm trùng vết thương.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị chắp mắt tốt nhất. 

Lời kết

Trên đây là những thông tin hữu ích về các nguyên nhân hình thành, các mẹo chữa chắp mắt, thuốc trị chắp mắt hiệu quả và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Hi vọng qua đó các bạn đã có được những thông tin hữu ích để phòng tránh và trị khỏi căn bệnh này.

Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!

Bạn có thể quan tâm chủ đề:

Nguồn tham khảo:

  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 715
  • Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 1435
Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.