Back to top

Bệnh viêm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

This post is also available in: English

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên viêm phổi thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp nhất là nhiễm trùng vi khuẩn, có thể sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên, lúc này virus làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi.

Triệu chứng điển hình của viêm phổi là sốt, ho đờm đục và đau ngực khi ho. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, triệu chứng bệnh đôi khi không điển hình và có thể dẫn đến việc đi viện trễ, lúc này điều trị khá khó khăn và đôi khi cần sử dụng các máy móc thông khí hỗ trợ.

Viêm phổi: Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là nhiễm trùng cấp tính ở một thùy phổi phải hay trái hoặc toàn bộ phổi. Có rất nhiều loại vi sinh vật gây ra viêm phổi.

Phổi nhiễm bệnh làm tiết dịch và để lại các tế bào chết. Điều này làm tắc nghẽn các túi khí nhỏ li ti trong phổi và làm giảm trao đổi oxy. Nếu không có đủ oxy, cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường.

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi là gì?

Các triệu chứng viêm phổi thường gặp là:

  • Ho nặng
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Khó thở
  • Đau ngực tăng khi bạn thở sâu hoặc ho
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn và ói mửa.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu viêm phổi nào sau đây:

  • Sốt dai dẳng kèm lạnh run
  • Đau ngực và khó thở
  • Ho có máu hoặc đờm từ phổi
  • Khó thở, thở nông, thở nhanh và hụt hơi.

Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện viêm phổi, triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì cơ địa mỗi người là khác nhau và phù hợp với các phương án điều trị khác nhau.

Viêm phổi: Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm

Điều trị bệnh viêm phổi theo phác đồ của bác sĩ

Nguyên nhân viêm phổi

Phân loại theo nguyên nhân, viêm phổi có ba loại chính:

  • Viêm phổi do vi khuẩn: do vi khuẩn gây ra, tự phát triển hoặc sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm nghiêm trọng.
  • Viêm phổi do virus: có thể không nghiêm trọng và thường kéo dài trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, virus cúm có thể khiến viêm phổi trở nên nặng và gây tử vong. Phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân bị bệnh tim hay phổi nên cẩn thận với bệnh này.
  • Viêm phổi do Mycoplasma: có các đặc điểm chung của cả virus và vi khuẩn, gây ra các trường hợp viêm phổi nhẹ.

Những ai thường mắc bệnh viêm phổi?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi. Người trưởng thành, trẻ em và người bị bệnh mạn tính như COPD và hen suyễn có nguy cơ cao bị viêm phổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như:

  • Hút thuốc
  • Nhiễm trùng đường hô hấp – cảm lạnh, viêm thanh quản, cúm
  • Bệnh phổi mạn tính
  • Các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, xơ gan hoặc tiểu đường
  • Suyễn
  • Có hệ miễn dịch yếu
  • Bị HIV hoặc ung thư
  • Trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.

Cách chữa viêm phổi hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi?

Viêm phổi thường có thể bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, bạn nên chú ý cẩn thận vì viêm phổi thường kéo dài hơn và các triệu chứng nghiêm trọng hơn các bệnh thông thường khác.

Để xác định xem bạn có bị viêm phổi hay không, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để biết thêm về tình trạng, chẳng hạn như:

  • Các triệu chứng của bạn và mức độ xảy ra như thế nào?
  • Bạn có hút thuốc không?
  • Tiền sử sức khỏe của bạn như thế nào?
  • Bạn có đang uống thuốc không?

Nếu cần, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm thông thường trước khi đưa ra bất kỳ chẩn đoán nào:

  • Khám thực thể
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp CT
  • Xét nghiệm đờm
  • Nội soi phế quản, được dùng để quan sát đường thở trong phổi.
viêm phổi

Giữ cho lá phổi luôn khỏe mạnh

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm phổi?

Điều trị viêm phổi chủ yếu phụ thuộc vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với một số trường hợp, viêm phổi có thể được điều trị tại nhà.

  • Điều trị viêm phổi do vi khuẩn: tốt nhất bạn nên dùng kháng sinh.
  • Điều trị viêm phổi do virus: một số loại thuốc kháng virus có thể giúp điều trị tình trạng này.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với viêm phổi ở người lớn:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Hãy để cho mình ho vì đó là cách cơ thể bạn tống xuất vi khuẩn. Nếu ho làm bạn khó ngủ vào ban đêm, thở khó hoặc gây nôn, bạn nên uống thuốc giảm ho
  • Dùng acetaminophen (Tylenol®) hoặc aspirin có thể giúp bạn giảm sốt và làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Viêm phổi tuy điều trị được nhưng cũng là một bệnh khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Ngoài ra, các đối tượng bệnh nhân bị tiểu đường, nghiện rượu, COPD hay suy giảm miễn dịch cũng dễ bị viêm phổi hơn với các tác nhân gây bệnh khá đặc thù.

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy các triệu chứng sốt, ho đờm đục, đau ngực kéo dài, đặc biệt là sau một đợt bị cảm cúm. Và hãy nhớ rằng uống nhiều nước, nghỉ ngơi là cách điều trị hỗ trợ giúp phục hồi bệnh hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.


Nguồn tham khảo

Related articles
arrow
arrow