Back to top

Viêm mô tế bào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Viêm mô tế bào hay cellulitis là gì? Đây là tình trạng nhiễm trùng ở da và mô cấu trúc bên dưới da. Bệnh dễ nhận biết khi có một vùng da sưng đỏ, bề mặt có thể bị nổi bọng nước phồng rộp. Người khỏe mạnh bình thường ít khi bị viêm mô tế bào nặng phải nhập viện.

Các trường hợp bệnh nghiêm trọng cần nhập viện điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch thường xuất hiện trên cơ địa người có bệnh nội khoa sẵn như đái tháo đường, sử dụng thuốc nhóm corticosteroid kéo dài, phù toàn thân.

Trong các trường hợp viêm mô tế bào nặng, đôi khi chỉ sử dụng thuốc kháng sinh không thể khống chế được bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ mô hoại tử.

Bệnh viêm mô tế bào là gì?

Viêm mô tế bào là một bệnh khá phổ biến có khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng. Bệnh viêm mô tế bào có một số biểu hiện như sưng da, đỏ da, cảm giác nóng. Viêm da có thể lan nhanh chóng đến các vùng lân cận của cơ thể nhưng thường không lây lan từ người sang người.

Mặc dù viêm mô tế bào có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể kể cả mặt của bạn nhưng phần da ở dưới cẳng chân thường bị ảnh hưởng nhất. Viêm có thể ảnh hưởng đến bề mặt da hoặc ảnh hưởng đến các mô dưới da và lan đến các hạch bạch huyết và máu.

Nếu bạn không được điều trị, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và đe dọa đến tính mạng. Điều quan trọng là gọi cấp cứu ngay lập tức nếu các triệu chứng xuất hiện.

viêm mô tế bào là gì ?

Viêm mô tế bào là bệnh lý về da thường gặp

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm mô tế bào là gì?

Các triệu chứng của bệnh viêm mô tế bào gồm:

  • Da đỏ có xu hướng lan ra
  • Sưng
  • Da sưng ấn mềm, lõm
  • Đau
  • Nóng dưới da
  • Sốt
  • Xuất hiện đốm đỏ trên bề mặt tổn thương
  • Da bị phồng rộp
  • Da bị lún xuống hoặc có nếp nhăn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ

dấu hiệu và triệu chứng của viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào thường có các triệu chứng như sốt, da bị phồng rộp đỏ và ngứa

Phân biệt bệnh viêm mô tế bào và bệnh viêm da tiếp xúc?

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh viêm mô với bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da ứ đọng. Vì vậy dẫn đến việc không điều trị đúng bệnh và điều trị không hiệu quả.

Để hạn chế sự nhầm lẫn hết sức có thể, bạn có thể nhận biết biểu hiện của các bệnh viêm da tiếp xúc và viêm da ứ đọng như sau:

  • Viêm da tiếp xúc: có tổn thương ở các vị trí tiếp xúc, không lây ra toàn thân, thường bị ngứa.
  • Viêm da ứ đọng: có tổn thương dạng chàm, lichen hóa. Các vết thương đối xứng hai bên và ứ đọng tĩnh mạch.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và hạn chế việc phải cấp cứu y tế. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm mô tế bào?

Bệnh viêm mô tế bào xảy ra khi vi khuẩn (thường là streptococcus và staphylococcus) thâm nhập qua vết nứt hoặc vết rách da. Mặc dù viêm mô tế bào có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, vị trí thường bị nhất là vùng da dưới cẳng chân. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vùng da bị tổn thương, chẳng hạn như vị trí đã phẫu thuật, vết cắt, vết thương, vết loét, bệnh nấm bàn chân hoặc viêm da.

Một số loại côn trùng hoặc vết cắn của nhện cũng có thể truyền vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vùng da khô hoặc da bị sưng.

Những ai thường mắc phải bệnh viêm mô tế bào?

Bệnh viêm mô tế bào là loại bệnh nhiễm trùng tương đối phổ biến có thể xảy ra ở tất cả mọi người thuộc tất cả các chủng tộc và sắc tộc. Những người trên 45 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm mô tế bào cao hơn.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Biến chứng nguy hiểm của viêm mô tế bào

Mặc dù các biến chứng ít gặp nhưng vẫn gây ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời :

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mô tế bào?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Chấn thương: Bất kỳ vết cắt nào, gãy xương, vết bỏng hoặc vết rách đều cho phép vi khuẩn xâm nhập vào.
  • Hệ miễn dịch suy yếu. Các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch như bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầuHIV/AIDS, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid, cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.
  • Các bệnh về da. Các bệnh về da, chẳng hạn như chàm da, nấm bàn chân, bệnh thủy đậu bệnh zona, có thể làm tổn thương da và làm cho vi khuẩn xâm nhập vào.
  • Phù mạn tính ở cánh tay hoặc chân. Mô bị phù có thể gây nứt da làm cho da dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Có tiền sử bệnh viêm tế bào. Những người trước đây bị bệnh viêm tế bào, đặc biệt ở phần chân dưới, có thể dễ bị phát triển bệnh trở lại.
  • Sử dụng thuốc tiêm ở tĩnh mạch. Những người tiêm chích ma túy có nguy cơ cao bị bệnh viêm tế bào.
  • Béo phì. Quá cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm tế bào và tái phát.
yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh viêm mô tế bào

Người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc bệnh viêm mô tế bào

Điều trị viêm mô tế bào hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh viêm mô tế bào?

Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và thực hiện một số xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu: nếu bác sĩ nghi ngờ có nhiễm trùng lây nhiễm sang máu.
  • Chụp X-quang: nếu có dấu hiệu lạ ở da hoặc xương bên dưới có khả năng bị nhiễm bệnh.
  • Sinh thiết: bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy chất dịch từ khu vực bị ảnh hưởng và gửi đến phòng thí nghiệm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm mô tế bào?

Điều trị bệnh viêm mô tế bào thường bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh đường uống theo toa. Trong vòng ba ngày kể từ ngày bắt đầu dùng kháng sinh, bạn nên báo cho bác sĩ biết liệu pháp điều trị có hiệu quả hay không. Bạn sẽ cần dùng thuốc kháng sinh nếu bác sĩ chỉ định, thường là dùng trong khoảng từ 5 đến 10 ngày hoặc có thể là 14 ngày.

Trong hầu hết các trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tế bào biến mất sau vài ngày. Bạn có thể cần phải nằm viện và sử dụng thuốc kháng sinh thông qua tĩnh mạch nếu:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng không phản ứng với việc sử dụng kháng sinh đường uống.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện nhiều.
  • Bạn bị sốt cao.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê một loại thuốc có hiệu quả chống lại cả streptococci và staphylococci. Điều quan trọng là bạn phải uống thuốc theo đúng hướng dẫn, ngay cả sau khi bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên nâng, kê cao vùng bị ảnh hưởng để rút ngắn thời gian phục hồi.

phương pháp điều trị viêm mô tế bào

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm mô tế bào?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa vết thương hàng ngày bằng xà bông và nước
  • Dùng kem bảo vệ hoặc thuốc mỡ. Đối với hầu hết vết thương trên bề mặt, thuốc kháng sinh bán tự do (neosporin, polysporin…) có thể giúp bảo vệ các vết thương ở da
  • Che vết thương bằng băng và thay băng mỗi ngày
  • Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng.
cách hạn chế diễn biến của viêm mô tế bào

Vệ sinh sạch sẽ và bôi thuốc ngoài da là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào nên ăn gì ?

Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe và kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm mô tế bào gồm:

  • Thực phẩm giàu chất chống viêm: quả việt quất, cà chua, rau diếp cá, rau cải xoăn, hạt lanh, dầu ô liu, …
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: đậu đen, đậu tương, cà rốt, hành tây, trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, kiwi, chanh, dâu tây, quả bơ,…
  • Thực phẩm giàu chất béo omega-3: cá hồi, cá mackerel, cá sardine, hạt lanh, quả óc chó,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại rau xanh lá, củ quả,…
  • Thực phẩm giàu protein: thịt gà, thịt bò, cá, đậu, hạt,…

Viêm mô tế bào kiêng ăn gì ?

Viêm mô tế bào nên tránh các thực phẩm như sau :

  • Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa
  • Đường
  • Muối
  • Các loại đồ uống có cồn

Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp nhất dựa theo tình trạng sức khỏe của mình.

Khi bạn bị viêm mô tế bào, bệnh cần được điều trị sớm bằng kháng sinh. Các trường hợp điều trị trễ, bệnh có thể lan nhanh và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Nếu bạn đang mắc bệnh lý nội khoa như đái tháo đường, phù do suy tim suy thận, sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài thì nên đến bác sĩ ngay khi phát hiện tay chân sưng đỏ, phồng rộp để được điều trị kịp thời.

Tùy theo mức độ bệnh mà thời gian dùng thuốc kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn. Bạn đừng tự ý bôi hoặc đắp thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, những phương pháp chăm sóc vết thương sẽ được các chuyên gia y tế hướng dẫn chi tiết sau khi bạn đến khám bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn từ hôm nay, bạn đã từng nghĩ đến việc tích lũy một khoản tiền cho bản thân hay chưa? Các gói bảo hiểm sức khỏe được ra đời nhằm giúp mọi người chăm lo nhiều hơn cho bản thân. 

Thấu hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe, Pacific Cross Việt Nam hy vọng được đồng hành để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân thân trên chặn đường phía trước. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp cho từng yêu cầu và ngân sách khác nhau của khách hàng. Và để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại tin nhắn TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.