Back to top

Chất lượng không khí ở Việt Nam và Trung Quốc

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Chất lượng không khí tại Việt Nam và Trung Quốc là một trong những vấn đề nóng nhất hiện nay. Hãy cùng Pacific Cross tìm hiểu về tình trạng này nhe.

1. Chất lượng không khí tại Trung Quốc

Nhiều năm nay, chất lượng không khí ở Trung Quốc, đặc biệt là các trung tâm đô thị và vùng công nghiệp phát triển nhanh, là ô nhiễm nhất trên thế giới. Vài năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã và đang từng bước thực hiện nhiều biện pháp giảm ô nhiễm khác nhau để nâng cáo chỉ số chất lượng không khí ở nước mình lên. Sau cuộc đàm phán khí hậu ở Pari năm ngoái về giảm lượng than tiêu thụ hàng năm cho tới khi đạt giới hạn phát thải vào năm 2030, thì từ năm 2014, tiêu thụ than của Trung Quốc đã giảm theo dự kiến, và điều này đã dẫn đến những thay đổi tích cực trong chỉ số chất lượng không khí ở nhiều khu vực, trong đó có thủ đô Bắc Kinh.

2. Chất lượng không khí tại Việt Nam

Vào buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh, không khí nóng mờ đục, đầy bụi hạt thì ghi nhận được thang chỉ số chất lượng không khí là 90, trong khi đó tại Bắc Kinh – nơi được xem là ô nhiễm nặng trên thế giới có chỉ số 53. Thêm một báo động nữa cho Việt Nam là thực tế chất lượng không khí ở thủ đô Hà Nội vẫn đang xấu đi với tốc độ nhanh. Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 90 thì chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội là 110. Làm sao mà một nước với diện tích và dân số rất nhỏ so với người khổng lồ Trung Quốc lại có chỉ số chất lượng không khí cao hơn gấp đôi như vậy? Câu trả lời khá phức tạp, song có những thực tế đơn giản có thể giải thích được.

Đầu tiên là các vùng nông thôn Việt Nam vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí nặng nề. Thành phố duyên hải Nha Trang thường xuyên ghi nhận chất lượng không khí khá tốt, với một số ngày chỉ ở mức trung bình. Ở Trung Quốc thì một số thành phố “nhỏ” sâu trong đất liền thường có chỉ số chất lượng không khí rất lớn. Ví dụ là thành phố Liễu Châu, một trung tâm công nghiệp và chế tạo ở Quảng Tây, cùng một buổi sáng, chỉ số này là 220. Như vậy, tuy không phải tất cả các vùng ở Việt Nam đều có ô nhiễm không khí nặng hơn Trung Quốc, song có một yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở các thành phố của Việt Nam, đó là khí thải giao thông.

Số lượng phương tiện cá nhân ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tăng phi mã trong những năm gần đây, với việc Hà Nội đứng đầu về ô nhiễm không khí nặng nề. Các số liệu chính thức cho thấy thủ đô của Việt Nam hiện có 5,3 triệu xe máy và 560.000 xe hơi. Những con số này tăng hàng năm, 11% đối với xe máy và 17% đối với xe hơi. Đến năm 2020, Hà Nội sẽ có 7 triệu xe máy và 1 triệu xe hơi. Vì chính quyền trung ương tiếp tục giảm thuế mua xe, tình trạng khói bụi ở các thành phố lớn sẽ còn kéo dài. Nghe nói việc hạn chế đăng ký xe cộ đã được bàn đến, song điều này vẫn chưa chính thức.

Ở Trung Quốc, nhiều thành phố đã thực hiện biện pháp này. Việc đấu giá biển đăng ký ở Thượng Hải thường làm cho chi phí đăng ký xe cao hơn cả chi phí mua xe. Tương tự, chương trình đấu giá hay xổ số biển đăng ký xe đã được thực hiện ở Bắc Kinh từ năm 2011. Dân số lớn và sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc khiến các chương trình này trở nên cần thiết, và tuy Việt Nam có quy mô nhỏ hơn nhiều, xu thế này cũng sẽ xảy ra. Do thu nhập ở thành thị tăng, tầng lớp trung lưu mở rộng và thuế xe giảm, chính quyền trung ương sẽ phải đối mặt với những quyết định quan trọng liên quan tới chất lượng không khí mà những người đi bộ đang hít thở.

Vấn đề ở đây là chất lượng không khí càng ngày càng xấu, việc đưa ra các biện pháp để khác phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí đang rất cấp thiết.

Số liệu thống kê của Thanh Nien News, Bloomberg News và Scientific American

Related articles
arrow
arrow