Back to top

5 mẹo đi du lịch với đồng nghiệp

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Đi công tác với sếp cần lưu ý những gì?

Nếu ở môi trường công sở, bạn hợp tác rất ăn ý với sếp và luôn giữ được mối quan hệ tốt thì khi bạn cùng họ đi du lịch hoặc công tác, mọi chuyện lại hoàn toàn khác.

9 người 10 ý, mỗi người có một thói quen sinh hoạt, ăn uống, sở thích… chẳng ai giống ai. Làm sao để dung hòa sở thích của mình với sếp để cả hai cùng có chuyến đi vui vẻ và tốt đẹp? Hãy tham khảo những lưu ý khi đi công tác với sếp của Pacific Cross Việt Nam nha.

1. Phải làm gì khi bạn phải chia sẻ phòng khách sạn với sếp?

Bạn có chuyến công tác ba ngày vào tuần tới, và được thông báo rằng bạn sẽ ở chung phòng với sếp. Bạn nên làm gì khi nhận tin phải đi công tác với sếp?

Đừng quá lo lắng hay tự tạo áp lực cho bản thân, khiến chuyến công tác trở nên mất vui từ khi chưa bắt đầu. Hãy nghĩ thoáng hơn: đây chính là cơ hội tuyệt vời để gắn kết tình cảm với đồng nghiệp.

Đúng là bạn chưa hiểu nhiều về người đi cùng mình, nhưng biết đâu chỉ sau vài ngày cùng sinh hoạt, cùng nhau ăn uống, nói chuyện, cùng làm việc vì một mục đích chung, hai bạn sẽ khám phá được nhiều điểm thú vị ở đối phương, để rồi trở nên thân thiết hơn sau khi trở về.

Tuy nhiên, sẽ có trường hợp bạn thực sự không muốn ở chung phòng với bất kỳ ai (chứ không chỉ riêng sếp). Khi đó, có hai sự lựa chọn cho bạn: Một, bạn bày tỏ nguyện vọng được ở phòng riêng.

Có thể nêu các lý do thực tế như: bạn là người ngủ ngáy nên dễ gây phiền hà đến người xung quanh, bạn thường thức khuya, bạn có thói quen xem tivi rất muộn… Song nếu ngân sách công ty không thể đáp ứng đề nghị của bạn, hãy liên hệ trực tiếp với khách sạn và thuê riêng cho mình một phòng. Tất nhiên, bạn phải chịu mọi chi phí để đổi lấy không gian riêng tư.

Hai, bạn có thể chấp nhận tình huống ở chung phòng, và cùng nhau chia sẻ về các quy tắc cơ bản để đảm bảo riêng tư cho cả hai: không thức khuya quá 23 giờ, không hút thuốc, giữ không gian yên tĩnh trong phòng…

2. Phải làm gì khi bạn đi công tác cùng sếp nói quá nhiều?

Thật phiền phức nếu bạn lên xe mà phải ngồi cạnh người sếp “nói không biết mệt” suốt đường đi. Dù bạn đã tỏ ý không muốn tiếp chuyện, người đó vẫn thao thao bất tuyệt về những chuyện ngoài lề công việc, có cả những lời nói khó nghe về người thứ ba. Vốn là người hướng nội, bạn không muốn dính vào “drama”, nhất là “drama công sở”. Vậy phải làm sao?

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Nếu đã bóng gió mà sếp vẫn cố tình không hiểu, bạn cần nói rằng mình mệt, sau đó nhắm mắt và quay mặt về hướng khác. Chắc chắn anh/cô ấy sẽ không còn cơ hội tám chuyện cùng bạn.

Việc ở chung phòng với người sếp nói quá nhiều cũng là một nỗi ám ảnh không hề nhỏ. Bạn cần cư xử thật khéo léo vừa không mất lòng sếp vừa cảm thấy thoải mái suốt chuyến công tác.

3. Phải làm gì khi bạn đi công tác với sếp mê tiệc tùng?

Thật khó xử khi có chuyến đi chơi/công tác cùng người sếp có tửu lượng cao, thích tiệc tùng. Thử tưởng tượng sau một ngày đi tham quan/làm việc mệt nhoài, bạn ghé quán ăn và chỉ muốn ăn thật nhanh để về phòng nghỉ ngơi. Nhưng sếp thì cứ lôi kéo bạn “vui tới bến”. Lúc ấy, bạn sẽ làm gì?

Ngoài việc nhắc nhở mọi người rằng lịch trình của ngày hôm sau bắt đầu lúc 8 giờ, bạn cần khẳng định quan điểm bản thân: “Mình không uống được nhiều và muốn giữ sức cho các hoạt động trong những ngày kế tiếp”. Đồng thời, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng với sếp rằng, say rượu trong một chuyến công tác hay du lịch không phải là một ý hay. Người say xỉn sẽ dễ có những lời nói, hành động không đúng mực với người xung quanh (như nhân viên nhà hàng, nhân viên khách sạn, khách hàng…).

Đi công tác cùng sếp luôn khiến bạn thấy lo lắng

4. Phải làm gì khi bạn cảm thấy lo lắng về việc đi công tác?

Sếp gọi bạn vào phòng và thông báo rằng, bạn sắp có chuyến công tác ngắn ngày. Biết rằng cấp trên đặt niềm tin vào mình nhưng bạn vẫn lo lắng cho chuyến đi sắp tới vì nhiều lý do: bạn đang bị bệnh và không muốn di chuyển đến nơi khác, bạn không quen thân (thậm chí không thích) người đồng nghiệp đi cùng… Phải làm sao đây?

Hãy trình bày với sếp về nỗi lo lắng đang ngự trị trong bạn, đồng thời hỏi sếp liệu có ai có thể thay thế bạn hay không. Tuy nhiên, bạn cần nhấn mạnh rằng mình từ chối chuyến đi không phải vì sợ không làm được việc, mà bởi các lý do khách quan khác. Nếu may mắn, bạn sẽ được chấp thuận. Ngược lại, bạn cần tìm cách đối phó với nỗi lo trước ngày lên đường.

Nếu bạn thường xuyên đi công tác hoặc du lịch đến nỗi trở thành “khách quen” của các hãng hàng không, hãy cân nhắc việc mua bảo hiểm du lịch hàng năm.

Việc làm này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí so với việc mua bảo hiểm lẻ tẻ, lại đem đến nhiều lợi ích: được bồi thường trong trường hợp chuyến bay bị trễ/hủy, được chi trả chi phí y tế trên đất bạn, được bồi thường một phần thiệt hại nếu chẳng may bị mất cắp tài sản, gặp tai nạn… Nếu bạn đang băn khoăn về việc cách chọn bảo hiểm du lịch uy tín khi đi công tác với sếp, bạn có thể cân nhắc chọn lựa Pacific Cross Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc! 


Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo:

Related articles
arrow
arrow