Back to top

8 lời khuyên du lịch cho người khuyết tật

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Đi du lịch với một người khuyết tật là hoàn toàn có thể. Trước đây, những chuyến du lịch cho người khuyết tật được xem là khá xa vời và đặc biệt là những người gặp khó khăn khi di chuyển. Họ cảm thấy bất tiện khi khó lòng đáp ứng được lịch trình dày đặc của chuyến đi, cũng như không muốn người trong đoàn phải mất thời gian chăm sóc mình quá nhiều.

Nhưng giờ đây, du lịch cho người khuyết tật đã trở nên dễ dàng và họ cũng trở nên tự tin đến với hành trình khám phá vùng đất mới. Sau đây là 8 lời khuyên của họ với mong muốn giúp những người cùng cảnh ngộ có chuyến du lịch vui và hoàn hảo:

1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe với bác sĩ

Trước khi đặt vé máy bay hoặc phòng khách sạn cho chuyến du lịch cho người khuyết tật, người nhà nên kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo rằng tình trạng sức khỏe của người bệnh có thể đáp ứng được lịch trình dày đặc của chuyến đi. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc để bạn mang theo trong suốt hành trình, đồng thời cho bạn lời khuyên về việc giữ sức khỏe ổn định cho tới khi chuyến đi chơi kết thúc.

tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi du lịch

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tham gia vào chuyến đi du lịch.

2. Kiểm tra tiện nghi nơi ở cho chuyến du lịch cho người khuyết tật

Để chuyến du lịch cho người khuyết tật được trọn vẹn thì bạn cần kiểm tra các thông tin với hãng hàng không cũng như khách sạn bạn sắp đến để xem họ có đáp ứng được các tiện nghi để phục vụ cho việc di chuyển của bạn hay không. Hiện tại, hầu hết các hãng hàng không đều nhận chuyên chở tối đa 5 hành khách khuyết tật trên một chuyến bay.

Như vậy, khi thông báo sớm với họ và đề nghị được hỗ trợ, bạn sẽ được cung cấp xe lăn trong sân bay và phục vụ dịch vụ xe nâng (dành cho hành khách không thể tự lên xuống cầu thang máy bay). Và thời gian tối thiểu mà bạn cần thông báo với hãng hàng không là 48 giờ trước chuyến bay.

Đối với chỗ ở khi du lịch cho người khuyết tật cũng vậy, bạn cần tìm khách sạn phù hợp với người khuyết tật có sử dụng xe lăn. Theo đó, các phòng chuyên dụng dành cho người khuyết tật có một số đặc điểm khá đặc trưng như: thiết bị trong phòng phải được hạ thấp xuống so với bình thường, phòng tắm có tay vịn, công trình vệ sinh công cộng phải có buồng riêng cho người đi xe lăn… Sau khi chắc chắn nơi mình sắp lưu trú thỏa mãn những điều kiện trên, bạn mới tiến hành đặt phòng.

Một yếu tố nữa, khá quan trọng, đó là phương tiện di chuyển tại điểm đến. Bạn chẳng thể đến một thành phố không có taxi hoặc phương tiện giao thông thân thiện với xe lăn. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ về các thành phố thỏa mãn tiêu chí “thành phố thân thiện với người khuyết tật”.

3. Không nhất thiết phải theo mọi người bằng mọi giá

Việc di chuyển trong quá trình đi du lịch cho người khuyết tật sẽ không dễ dàng như những người khác, cho nên, không nhất thiết phải đi cùng họ và tham gia tất cả các hoạt động của chuyến đi. Đã đi du lịch, ai cũng tận dụng tối đa thời gian để ra ngoài khám phá địa danh, văn hóa, ẩm thực của quốc gia mình đến.

Song khi điều kiện sức khỏe không cho phép, bạn cần “tự lượng sức mình” và cắt giảm 1/3-1/2 thời gian đi chơi cùng mọi người. Cụ thể, bạn có thể ra ngoài buổi sáng, sau đó ăn trưa chung với đoàn. Buổi chiều, khi mọi người tham quan những địa danh “khó nhằn” như tòa tháp, đỉnh núi, đền… thì bạn quay về khách sạn nghỉ ngơi.

Đến tối, bạn lại cùng họ ra phố. Như vậy, bạn không bỏ lỡ quá nhiều kỳ quan trên đất khách, lại có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.

4. Đặt niềm tin nơi các chuyên gia du lịch

Có những đại lý du lịch chuyên đặt chuyến đi cho người khuyết tật. Họ biết cách sắp xếp một chuyến đi dành cho người khiếm thính khác với chuyến đi của người ngồi xe lăn là như thế nào. Vì vậy, nếu bạn muốn có những trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa sau chuyến du lịch, hãy tìm đến các đại lý có chuyên môn về du lịch cho người khuyết tật.

Ngay cả khi bạn không thích sự gò bó mà muốn tự mình lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm một hướng dẫn viên có kinh nghiệm hướng dẫn người khuyết tật cũng là việc nên làm.

nhờ các chuyên gia du lịch hỗ trợ

Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch từ những người khác để chuẩn bị tốt hơn.

Dù rằng bạn đã chọn điểm đến là quốc gia thân thiện với người khuyết tật – nơi có phương tiện công cộng, khách sạn, nhà hàng… đều có dịch vụ hỗ trợ bạn khi di chuyển, nhưng bạn vẫn cần đến sự hỗ trợ từ người xung quanh.

Thử nghĩ xem, những lúc cần lên/xuống bậc tam cấp, xe buýt, hay đơn giản là di chuyển trên một đoạn đường dài, nếu không có người giúp đỡ thì làm sao bạn tự mình đi được? Thế nên, hãy chắc chắn rằng bạn đi du lịch cùng gia đình hoặc những người bạn bè thân thiết, còn không thì chớ mạo hiểm lên đường một mình.

5. Luôn có một người thân cận bên cạnh để hỗ trợ bạn 

Khi đi du lịch cho người khuyết tật cần có ít nhất một người bạn đồng hành. Dù rằng bạn đã chọn điểm đến là quốc gia thân thiện với người khuyết tật – nơi có phương tiện công cộng, khách sạn, nhà hàng… đều có dịch vụ hỗ trợ bạn khi di chuyển, nhưng bạn vẫn cần đến sự hỗ trợ từ người xung quanh.

Thử nghĩ xem, những lúc cần lên/xuống bậc tam cấp, xe buýt, hay đơn giản là di chuyển trên một đoạn đường dài, nếu không có người giúp đỡ thì làm sao bạn tự mình đi được? Thế nên, hãy chắc chắn rằng bạn đi du lịch cùng gia đình hoặc những người bạn bè thân thiết, còn không thì chớ mạo hiểm lên đường một mình.

6. Chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất

Người bình thường đi du lịch đã phải chuẩn bị tinh thần đối phó với tai nạn, bệnh tật rồi, riêng người khuyết tật cần có sự chuẩn bị chu đáo hơn gấp bội.

Trước chuyến đi du lịch cho người khuyết tật, bạn hãy nghĩ đến những tình huống như chân bạn sẽ sưng vì ngồi xe lăn di chuyển quá nhiều trong một ngày, chóng mặt khi thường xuyên lên/xuống xe để đi tới các điểm đến… Tệ hơn, bạn có thể bị dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc gặp tai nạn xe cộ, mất cắp trong chuyến đi.

7. Lên kế hoạch nơi bạn sẽ đến

Việc lập kế hoạch là cần thiết khi tổ chức các chuyến đi dành cho người khuyết tật hoặc người sử dụng xe lăn. Ngoài việc lập kế hoạch nơi bạn sẽ đến và những gì bạn sẽ làm khi ở đó, bạn cũng cần lên kế hoạch về phương tiện đi lại và chỗ ở để đảm bảo nhu cầu của bạn được đáp ứng và chuyến đi diễn ra suôn sẻ.

8. Sử dụng công ty hoặc đại lý du lịch chuyên biệt

Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật đi du lịch. Bạn có thể liên hệ để bên thứ 3 giúp đỡ cho chuyến đi cùng người thân tốt hơn. Các công ty này sẽ cung cấp xe lăn, liên hệ với các khách sạn, hãng máy bay và cả nhân viên y tế theo cùng để phục vụ di chuyển an toàn cho người khuyết tật. 

Bài viết bên trên là những kinh nghiệm du lịch cho người khuyết tật bạn nên lưu lại. Sự chuẩn bị tốt nhất cho các tình huống như thế này là mua bảo hiểm du lịch. Đừng ỷ y vào bảo hiểm sức khỏe, bởi nó thường không bao gồm việc chi trả chi phí y tế khi bạn ở nước ngoài. Bảo hiểm du lịch có thể cung cấp lợi ích cho chăm sóc y tế/nha khoa khẩn cấp hoặc chịu trách nhiệm vận chuyển y tế miễn phí cho bạn.

Ngoài ra, khi mua bảo hiểm du lịch, bạn sẽ có quyền truy cập đường dây nóng về sức khỏe 24/7, trực tiếp tham vấn các chuyên gia để tìm lời khuyên về tình trạng sức khỏe của mình mọi lúc mọi nơi. Bạn cũng sẽ được bồi thường trong trường hợp chuyến bay bị trễ/hủy. Nhờ vậy, chuyến đi của bạn luôn được bảo vệ, giúp bạn thoải mái tận hưởng những trải nghiệm tuyệt vời trên đất khách.

Nếu đang tìm kiếm một công ty bảo hiểm du lịch uy tín, bạn có thể tham khảo qua các chương trình tại Pacific Cross Việt Nam. Chúng tôi là công ty quản lý bảo hiểm sức khỏe  trực thuộc tập đoàn quốc tế Pacific Cross. Với hơn 60 năm kinh nghiệm, chúng tôi tin chắc có thể đảm bảo cho bạn những quyền lợi bảo hiểm du lịch tốt nhất với chính sách minh bạch, rõ ràng.

Sự minh bạch trong chính sách và hồ sơ bồi thường, có hệ thống bệnh viện, phòng khám trải rộng, đa dạng chương trình và mức giá là ba ưu điểm khác của Pacific Cross Việt Nam. 

Hãy liên hệ với chúng tôi để lại thông tin TẠI ĐÂY cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo:

  • 6 Tips for Traveling with Disabilities. 

https://www.allianztravelinsurance.com/travel/planning/traveling-with-disabilities.htm

Related articles
arrow
arrow