Back to top

7 mẹo lên kế hoạch cho kỳ nghỉ phép

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Làm thế nào để lên kế hoạch cho kỳ nghỉ phép hoàn hảo dịp cuối năm? Cách sắp xếp giúp cân bằng giữa công việc, gia đình và bản thân để tận hưởng không khí lễ Tết như thế nào? Nếu bạn vẫn đang loay hoay với công việc và chưa tìm được thời gian nghỉ ngơi dành cho cá nhân thì hãy xem ngay bài viết sau đây nhé. Pacific Cross Việt Nam sẽ giúp bạn thiết lập kế hoạch cho kỳ nghỉ phép hoàn hảo với bước 7. 

7 Bước lập kế hoạch cho kỳ nghỉ phép hoàn hảo

Bước 1: Đừng mang cảm giác “tội lỗi” vào người.

Đây là điều bạn nên hạn chế khi bắt đầu lên kế hoạch cho kỳ nghỉ phép. Khảo sát cho thấy khi nhận lá đơn xin nghỉ phép từ nhân viên, không ít vị sếp tỏ thái độ tiêu cực, không vui vẻ. Điều đó khiến người lao động tự dưng cảm thấy mình “tội lỗi”, dù họ đang sử dụng chính đáng quyền lợi của mình.

Chưa hết, dù đã được đồng ý cho nghỉ, họ vẫn bị nghe hàng loạt lời “nhắn nhủ” từ cấp trên: “Trước khi nghỉ nhớ làm cho xong bản kế hoạch ABC”, “Đừng tắt điện thoại để có gì cần gấp thì liên lạc”… Thế là bao nhiêu sự hào hứng vì sắp có khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối bên người thân tan biến đâu mất, thay vào đó là cảm giác áy náy, lo lắng từ khi kỳ nghỉ còn chưa bắt đầu.

Đừng làm hỏng chuyến đi của mình bởi những suy nghĩ không mấy tích cực như thế! Hãy nghĩ đơn giản thế này: bạn đã làm việc miệt mài suốt một năm và bạn xứng đáng có được khoảng thời gian cho riêng mình.

Đó là quyền lợi mà bất cứ người lao động nào cũng được hưởng. Cho nên, bạn không cần áy náy khi đang thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm của một nhân viên. Cần nói rõ với cấp trên: “Tôi đảm bảo sẽ hoàn thành tốt mọi việc trước khi nghỉ và sẽ không dành thời gian trong kỳ nghỉ cho những vấn đề liên quan đến công việc”.

Bước 2: Bắt đầu lên kế hoạch cho kỳ nghỉ phép ngay bây giờ

Sau khi hưởng hết ngày phép trong năm nay (chỉ để nằm nhà nghỉ ngơi chứ không đi du lịch), bạn ung dung bước sang năm mới mà chẳng có kế hoạch gì cụ thể cho những ngày nghỉ. Chắc bạn lại chặc lưỡi: “Thôi thì tiếp tục nằm nhà vậy!” phải không? Nếu vậy, bạn đang phí phạm khoảng thời gian quý báu mà công ty dành cho mình.

Ngay từ khi kết thúc một chuyến đi trong năm nay, bạn hãy nghĩ đến những chuyến đi tiếp theo trong năm tới. Chia nhỏ 12 ngày phép ra và bạn sẽ thấy mình có thể thực hiện 2-3 chuyến du lịch. Sau đó, bạn đặt mục tiêu rằng trong quý I mình nhất định sẽ ghé thăm Đà Nẵng – Hội An, giữa quý III sẽ là chuyến du hành đến Singapore và dịp cuối năm cực kỳ lý tưởng để sang Nhật Bản trượt tuyết. Chỉ khi tự lên kế hoạch, bạn mới có động lực và sự hào hứng để bắt tay hiện thực hóa từng mục tiêu một.

Bước 3: Tận dụng ngày cuối tuần và các kỳ nghỉ lễ

Trước khi lập kế hoạch cho kỳ nghỉ phép và đi du lịch, bạn hãy “nghía” qua cuốn lịch để tận dụng tối đa các ngày cuối tuần cũng như ngày lễ. Thường thì người ta sẽ xuất phát từ chiều tối thứ Sáu và trở về vào giữa tuần tiếp theo. Như vậy, bạn sẽ chỉ mất 2-3 ngày nghỉ phép. Tương tự, các dịp lễ lớn trong năm như Tết nguyên đán, Quốc tế Lao Động, Quốc khánh 2/9… là dịp lý tưởng để bạn tha hồ đi chơi, lại không phải bận tâm đến công việc (vì ai ai cũng nghỉ).

Ngoài ra, nếu bạn có con, cần kiểm tra lịch học của con để biết được những ngày con không phải đến trường. Bên cạnh ba tháng hè, một số trường còn có những kỳ nghỉ ngắn (giữa hai học kỳ hoặc sau mỗi kỳ thi). Du lịch vào dịp này, bạn sẽ không cảm thấy lo lắng khi phải xin phép giáo viên cho con nghỉ học.

Bước 4: Làm việc khi mọi người nghỉ và ngược lại

Là một ý tưởng khá hay nếu bạn đang lên kế hoạch cho kỳ nghỉ phép. Ngày càng có nhiều người thực hiện theo. Bạn nghĩ sao về việc lao động miệt mài trong những dịp lễ Tết (khi mọi người dường như “biến mất” và bạn có không giãn yên tĩnh tuyệt đối để làm việc), rồi sau đó xả hơi trong lúc người khác uể oải quay lại công sở? Đồng nghiệp sẽ biết ơn vì bạn đã giúp họ giải quyết mọi việc ổn thỏa trong kỳ nghỉ, còn bạn sau đó sẽ có những ngày nghỉ trọn vẹn và hoàn toàn thư thái.

Bước 5: Đã nghỉ thì xả hơi luôn

Nếu đã có kế hoạch cho kỳ nghỉ phép đi du lịch, bạn hãy hoàn tất toàn bộ công việc để tận hưởng 100% chuyến đi nhé. Những người ham công tiếc việc thường biện minh: “Hai ngày nghỉ cuối tuần là đủ để sạc pin tinh thần”. Song họ không biết rằng, một kỳ nghỉ thực sự đầy đủ phải kéo dài ít nhất 5 ngày trở lên. 

Điều đó nghĩa là nếu được, bạn nên xin nghỉ phép trọn vẹn 5 ngày trong tuần, cộng thêm ngày thứ Bảy, Chủ nhật của tuần trước và sau nữa, là tổng cộng bạn có 9 ngày cho một kỳ nghỉ xả hơi. Khoảng thời gian này đủ để bạn cùng gia đình, bạn bè du ngoạn đến những vùng đất xa xôi, thu nạp thêm kiến thức cũng như tiếp thêm nguồn năng lượng để làm việc hăng hái hơn sau khi trở về.

Bước 6: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Chính vì những suy nghĩ kiểu như: “Mình nghỉ thì ai thay mình giải quyết công việc đây?”, “Nghỉ phép vài ngày thì khi trở về công việc sẽ chất cao như núi, nghĩ tới thôi là oải”, “Liệu vắng mặt mình, các đồng nghiệp có “vượt qua” cuộc họp sắp tới với sếp không?”… mà bạn chẳng thể nào có được một kỳ nghỉ trọn vẹn.

Dù đang vui vẻ cùng mọi người nhưng đầu óc bạn cứ nghĩ về công việc, tay thì lăm lăm điện thoại, tối về khách sạn lại lập tức mở laptop check email. Làm vậy, chẳng những bạn đang tự tạo áp lực cho bản thân mà còn phá hỏng cuộc vui và khiến người đi cùng cụt hứng.

Vì thế, một khi đã xin nghỉ phép, bạn hãy hoàn toàn gác lại mọi thứ để vui chơi hết mình. “Không mợ chợ vẫn đông”, dù không có bạn thì vẫn còn những người khác. Đừng bao giờ cho rằng: “Thiếu mình thì mọi việc sẽ không được êm xuôi”. Hãy thoải mái, quên công việc đi và cùng người thân “quẩy” nhiệt tình trong chuyến đi thôi nào!

Bước 7: Bảo vệ kỳ nghỉ của bạn với bảo hiểm du lịch

Liệt kê việc mua bảo hiểm du lịch khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ phép.  

Liệt kê việc mua bảo hiểm du lịch khi lên kế hoạch cho kỳ nghỉ phép.

Còn gì tồi tệ hơn là để khoảng thời gian nghỉ ngơi quý giá trôi qua vô nghĩa? Đó là khi bạn đã lên kế hoạch cho một chuyến du lịch, nhưng cuối cùng chuyến đi lại bị hủy bởi các lý do khách quan như thời tiết xấu, bị bệnh/tai nạn… Đây là lý do tại sao bảo hiểm du lịch rất quan trọng trong những trường hợp này.

Bạn sẽ được hoàn trả chi phí du lịch trả trước. Đồng thời, phúc lợi y tế khẩn cấp có thể bồi hoàn cho bạn những tổn thất do tai nạn/bệnh tật gây ra trong chuyến đi. Bạn cũng sẽ được hưởng lợi ích vận chuyển y tế khẩn cấp để chuyển đến bệnh viện gần nhất sau khi bị thương.

Các chuyên gia du lịch biết rằng cách tốt nhất để bảo vệ chuyến đi của bạn, dù dài hay ngắn, trong nước hay quốc tế, là mua bảo hiểm du lịch hàng năm. Thế nên, để kỳ nghỉ của mình và người thân trọn vẹn ngay từ bước đầu, bạn không nên bỏ qua bước này.

Đi nghỉ dưỡng cần chuẩn bị gì?

Trước khi bắt đầu chuyến đi, đây là những điều bạn cần chuẩn bị:

  • Lên kế hoạch các địa điểm cần đến
  • Cập nhật dự báo thời tiết khoảng thời gian đó
  • Mang theo quần áo phù hợp
  • Đặt phòng khách sạn
  • Book vé máy bay từ sớm để được giá tốt
  • Đừng quên chuẩn bị thêm các phụ kiện hỗ trợ chụp ảnh
  • Chuẩn bị bảo hiểm du lịch: các sự kiện rủi ro luôn ẩn hình và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Bạn không thể đảm bảo rằng 100% mọi chuyến đi xa đều có thể được như ý. Sở hữu các gói bảo hiểm du lịch, bạn sẽ có cho mình khoản dự phòng bảo vệ an toàn. Bạn sẽ được hỗ trợ tất tần tật các chi phí về tai nạn, bệnh tật nếu có xảy ra. Ngay cả trong những trường hợp bị mất hành lý, hủy vé máy bay, công ty bảo hiểm cũng có thể chi trả, bồi hoàn cho bạn.

Nếu bạn đang băn khoăn về việc cách chọn bảo hiểm du lịch uy tín khi đi công tác với sếp, bạn có thể cân nhắc chọn lựa Pacific Cross Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để lại thông tin TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí!


Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Related articles
arrow
arrow