Back to top

Những điều bạn cần biết về bảo hiểm tai nạn

Người đăng/tác giả : Pacific Cross Vietnam

Xảy ra tai nạn là việc mà không ai mong muốn, nhất là những tình huống không lường trước được. Bên cạnh việc hồi phục sức khỏe, nhiều người còn lo lắng về các khoản phí trong thời gian điều trị sau tai nạn. Khi đó, bảo hiểm tai nạn có thể giúp bạn giải quyết những trăn trở này. Bài viết bên dưới, hãy cùng Pacific Cross Việt Nam tìm hiểu bảo hiểm tai nạn là gì, cách mua bảo hiểm tai nạn cũng như các gói bảo hiểm tai nạn tại Việt Nam nhé. 

1. Bảo hiểm tai nạn là gì? Gồm những loại nào?

Bảo hiểm tai nạn là loại hình bảo hiểm chi trả cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều trị và hồi phục hồi sức khỏe sau chấn thương do tai nạn, bao gồm: 

  • Chi phí điều trị khẩn cấp
  • Chi phí nằm viện
  • Chi phí khi xét nghiệm chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện
  • Chi phí tái khám sau khi xuất viện
  • Chi phí chăm sóc phục hồi chức năng
  • Chi phí vận chuyển đến bệnh viện như xe cứu thương hay trực thăng cứu hộ
  • Các khoản phí khác như phí đi lại và chỗ ở

Tại Việt Nam, bảo hiểm tai nạn đang được bán với hai hình thức khác nhau: 

  • Bảo hiểm tai nạn lao động do cơ quan Bảo hiểm xã hội của nhà nước quản lý. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người tham gia lao động. Tuy nhiên, người mua và đóng bảo hiểm sẽ là các công ty hay tổ chức ký hợp đồng lao động. 
  • Bảo hiểm tai nạn cá nhân do các công ty bảo hiểm cung cấp cho người có nhu cầu sử dụng. Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, ai cũng có thể tham gia. Thông thường, bảo hiểm cho các tai nạn cá nhân  là một trong những quyền lợi sẵn có hoặc tự chọn trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm tai nạn cá nhân sẽ được chi trả trong các trường hợp dưới đây: 

  • Xảy ra tai nạn bất chợt, ngoài ý muốn.
  • Các trường hợp thương vong xảy ra trong lúc người được bảo hiểm đang bảo vệ tài sản quốc gia, tham gia hoạt động xã hội hoặc truy bắt người vi phạm pháp luật. 
  • Một số nghề nghiệp nguy hiểm như đua xe, đấm bốc hoặc đá banh… sẽ được chi trả khi đã thỏa thuận với công ty bảo hiểm trước khi ký hợp đồng.

 

Tham gia bảo hiểm tai nạn càng sớm mệnh giá bảo vệ càng cao.

Tham gia bảo hiểm tai nạn càng sớm mệnh giá bảo vệ càng cao.

2. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tai nạn

Người mua bảo hiểm tai nạn sẽ được hưởng một số quyền lợi khi tham gia như: 

  • Các khoản phí bồi thường sẽ thanh toán trực tiếp mà không bao gồm bất kỳ khoản khấu trừ nào. Tuy thời gian bồi thường phụ thuộc vào thỏa thuận trên hợp đồng nhưng đa số được giải quyết rất nhanh. 
  • Thanh toán một số chi phí mà bảo hiểm y tế không chi trả hoặc chi trả một phần.
  • Được trợ cấp một khoản phí đi lại và ăn ở trong thời gian điều trị chấn thương.
  • Bảo hiểm tai nạn thường không có mức tối đa hàng năm và bạn có thể nhận được khoản bồi thường cho mỗi lần gặp tai nạn trong thời gian hợp đồng bảo hiểm.
  • Một số công ty bảo hiểm sẽ có hình thức bảo hiểm tai nạn kèm theo dành cho con cái hoặc người thân của người mua bảo hiểm chính. 

3. Những nhầm lẫn thường gặp khi tham gia bảo hiểm tai nạn

Mặc dù, bảo hiểm tai nạn sẽ chi trả nhiều khoản chi phí thương tật do tai nạn gây ra, nhưng không phải trường hợp nào cũng được tính vào bảo hiểm tai nạn và nhận được bồi thường. Bảo hiểm tai nạn sẽ không được bồi hoàn trong các trường hợp sau: 

  • Thương tật do bệnh gây ra.
  • Chấn thương từ các môn thể thao giải trí bao gồm trượt tuyết, lặn với bình dưỡng khí, nhảy bungee…
  • Thương tích do các hoạt động nguy hiểm hoặc liều lĩnh gây ra.
  • Tự gây thương tích, bao gồm cả tự tử.
  • Thương tích xảy ra khi bị ảnh hưởng bởi ma túy hoặc rượu.
  • Thương tật khi phạm tội.
  • Thương tật phát sinh trước khi mua bảo hiểm tai nạn.
Một số trường hợp do cố ý gây nên sẽ không được chi trả bảo hiểm

Một số trường hợp do cố ý gây nên sẽ không được chi trả bảo hiểm

4. So sánh bảo hiểm tai nạn với các loại bảo hiểm sức khỏe khác

Bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm sức khỏe

Giống nhau: Cả hai hình thức bảo hiểm đều bao gồm điều khoản bồi thường khi gặp tai nạn cá nhân gây thương tật hoặc tử vong. 

Khác nhau: Mức bồi thường các khoản chi phí sẽ phụ thuộc vào quyền lợi bảo hiểm của từng công ty dành cho hai hình thức bảo hiểm này. 

Thông thường, quyền lợi tai nạn cá nhân sẽ được bao gồm  trong gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp như một quyền lợi tự chọn. 

Lưu ý: khi bạn mua cả hai hình thức bảo hiểm tai nạn và sức khỏe, nếu không may bạn gặp tai nạn thì vẫn có thể được bồi hoàn theo quy định của bảo hiểm sức khỏe lẫn bảo hiểm tai nạn. 

Bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo

Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thường được thiết kế để chi trả cho các trường hợp khẩn cấp như đột quỵ, đau tim hoặc chẩn đoán ung thư. 

Dưới đây là điểm khác biệt giữa hai hình thức bảo hiểm này: 

  • Bảo hiểm tai nạn sẽ được chi trả cho mỗi lần gặp tai nạn mà không giới hạn số lần
  • Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thường chi trả toàn bộ một lần để trang trải các chi phí có thể phát sinh do tình trạng bệnh. 

Mua bảo hiểm tai nạn là rất cần thiết cho mỗi nhà để bảo vệ bản thân trước những tình huống bất trắc trong tương lai. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm gói bảo hiểm tai nạn con người cho chính mình, bạn có thể tham khảo SẢN PHẨM BẢO HIỂM HEALTH FIRST với các quyền lợi đặc biệt như: 

  • Điều trị ngoại trú khẩn cấp do tai nạn.
  • Chi phí dịch vụ xe cấp cứu.
  • Bảo hiểm tai nạn 24/24.
  • Quyền lợi tai nạn cá nhân với mức bồi thường 100% cho các trường hợp như tử vong, mất hoàn toàn thị lực và không thể phục hồi được của một hoặc cả hai mắt, mất hoàn toàn một hoặc hơn một chi, thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
  • Quyền lợi bảo hiểm toàn cầu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ bảo hiểm tai nạn là gì và tìm kiếm được gói bảo hiểm phù hợp với mong muốn của bản thân tại Pacific Cross Việt Nam. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Nguồn tham khảo

Accident Insurance

https://www.guardianlife.com/accident-insurance

What is Accident Insurance and How Does it Work?

https://www.ehealthinsurance.com/resources/affordable-care-act/accident-insurance

What is accident insurance?

https://www.guardiandirect.com/accident-insurance/what-is

Related articles
arrow
arrow