Back to top

Hở van hai lá là bệnh gì?

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

This post is also available in: English

Hở van hai lá là bệnh lý tim mạch bẩm sinh. Các triệu chứng của bệnh gây ra hiện tượng ứ đọng tuần hoàn máu ngược dòng, lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim. Người bệnh thường không phát hiện sớm do không có triệu chứng. Chỉ đến khi suy tim tiến triển mới biết mình bị bệnh và nhập viện chữa trị. Cùng Pacific Cross Việt Nam tìm hiểu bài viết sau để có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hở van hai lá. Tại Việt Nam, bệnh lý van tim hậu thấp, bệnh tim thiếu máu cục bộ và tim bẩm sinh là những nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh hở van hai lá.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hở van hai lá

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hở van hai lá

1. Định nghĩa

Van hai lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái (khoang nằm ở phần tim trên) và tâm thất trái (khoang nằm ở phần tim dưới). Tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi tâm thất bơm máu đi đến các bộ phận của cơ thể.

Việc đóng lại này ngăn không cho máu đi ngược vào lại tâm nhĩ. Hiện tượng máu từ tâm thất rỉ ngược vào tâm nhĩ gọi là sự trào ngược.

Khi đó máu từ tim không bơm ra ngoài một cách bình thường và tâm nhĩ không thể nhận máu ở lần co bóp tiếp theo. Tình trạng này sẽ khiến cho máu có thể tồn đọng ở phần bên tim phải (và đi đến phổi) gây phù phổi. Tâm thất trái từ đó buộc phải hoạt động hết công suất để thúc đẩy máu tuần hoàn. Điều này về sau có thể gây suy tim.

Hở van hai lá là gì?

Hở van hai lá là gì?

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là những ai?

Bệnh nhân hở van hai lá không giới hạn vùng địa lý hay dân tộc nào. Bệnh lý này thường được chẩn đoán ở tuổi trung niên trở lên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết hở van hai lá

Triệu chứng hở van hai lá ở giai đoạn đầu diễn ra rất âm thầm. Nếu gặp tình trạng nhẹ, bạn sẽ không xuất hiện triệu chứng nào. Nhiều người không biết mình bị hở van hai lá và sống bình thường trong nhiều năm.

Những triệu chứng sau thường xuất hiện sau nhiều năm:

  • Mệt mỏi và khó thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc khi nằm xuống;
  • Nghe tiếng âm thổi tại tim;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Đổ mồ hôi bàn chân hoặc khuỷu tay.

Ngoài ra, một vài dấu hiệu hở van tim khác có thể chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám nếu bạn có các dấu hiệu hay triệu chứng như:

  • Đau thắt ngực thường xuyên và ngày càng nặng;
  • Khó thở trong lúc nghỉ;
  • Muốn ngất;
  • Đánh trống ngực (tần số tim nhanh);
  • Phù hai chân và bàn chân.

3. Nguyên nhân gây hở van hai lá

Nguyên nhân hở van hai lá là do van hai lá bị tổn thương. Tổn thương này có thể là hậu quả của khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh nhồi máu cơ tim (1 phần tim bị chết do không nhận đủ máu).

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

  • Viêm khớp hậu thấp, do nhiễm liên cầu khuẩn từ viêm họng;
  • Rối loạn mô liên kết như bệnh lupus ban đỏ toàn thân;
  • Những bệnh di truyền khác: như hội chứng Marfan, một rối loạn di truyền của mô liên kết có đặc điểm là cao quá khổ, ngón tay chân dài bất thường (chứng ngón nhện), khuyết tật tim và di lệch không hoàn toàn các thủy tinh thể trong mắt;
  • Sa van hai lá cũng có thể dẫn tới tình trạng hở van hai lá.

4. Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hở van hai lá bao gồm:

  • Tiền căn sa van;
  • Nhồi máu cơ tim: có thể làm tổn thương cơ tim, ảnh hưởng chức năng van hai lá;
  • Bệnh tim: ví dụ bệnh mạch vành;
  • Dùng thuốc: ergotamine (Cafergot, Migergot) hoặc các thuốc tương tự để điều trị đau nửa đầu, pergolide, cabergoline, thuốc chống thèm ăn fenfluramine và dexfenfluramine;
  • Nhiễm trùng: như viêm nội tâm mạc và sốt thấp, có thể làm tổn thương van hai lá;
  • Bệnh tim bẩm sinh;
  • Tuổi: đến tuổi trung niên dần có sự thoái hóa tự nhiên của van hai lá.
Nhồi máu cơ tim là nguy cơ gây hở van hai lá

Nhồi máu cơ tim là nguy cơ gây hở van hai lá

5. Điều trị và chẩn đoán hở van hai lá thế nào?

Phương pháp điều trị

Đối với bệnh hở van tim ở mức độ vừa phải, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để ngăn ngừa biến chứng. Phương pháp phẫu thuật thay van hai lá có thể được tiến hành khi tình trạng hở van trở nên nghiêm trọng hoặc điều trị bằng thuốc không giúp giảm triệu chứng.

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách nghe tiếng bất thường giữa các nhịp tim thông qua ống nghe. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm tim, chụp X-quang và điện tâm đồ (ECG) để xác minh chẩn đoán. Phim X-quang thường cho thấy tâm nhĩ giãn rộng. Loạn nhịp (ví dụ rung nhĩ) có thể xảy ra và gây đánh trống ngực.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt tác động thế nào đến tiến trình bệnh?

Hở van hai lá có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Giới hạn lượng muối trong khẩu phần ăn nếu bạn có triệu chứng suy tim.
  • Tập thể dục dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý điều trị bệnh lý này

Đây là bệnh lý có thể điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bảo tồn và dùng thuốc hỗ trợ. Trong những trường hợp bệnh nặng hoặc hở van hai lá đột ngột gây rối loạn huyết động, bệnh nhân có chỉ định điều trị ngoại khoa để sửa van hoặc thay van tim nhân tạo.

Bệnh thường biểu hiện triệu chứng khi đã tiến triển lâu dài. Do đó, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi phát hiện các triệu chứng như tim loạn nhịp, đau ngực khi gắng sức, khó thở khi nằm, phù chân… để được kịp thời khám và điều trị bệnh.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Bảo hiểm sức khỏe

Chủ đề bạn có thể quan tâm:

Nguồn tham khảo:

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 37

Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 378

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.