Back to top

Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care) ở Việt Nam

Người đăng/tác giả : Pacific Cross

Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care) là phương pháp nhằm giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau, tạo mội trường thoải mái thân thiện, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, giảm gánh nặng cho thân nhân bệnh nhân. Hãy cùng Pacific Cross tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp này nha.

1. Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care) là gì?

Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp tiếp cận đa ngành để chăm sóc y tế chuyên khoa và chăm sóc điều dưỡng cho những người bị các bệnh mà giới hạn tuổi thọ. Nó tập trung vào việc giúp đỡ cho người bệnh giảm bớt các triệu chứng đau đớn, căng thẳng về thể chất và căng thẳng tinh thần khi bị chẩn đoán mắc bệnh y khoa không chữa được. Mục tiêu của liệu pháp này là nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả người bệnh và gia đình họ

2. Nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care) ở Việt Nam

Theo tổ chức Nghiên Cứu Ung Thư Vương Quốc Anh Cancer Research UK, hơn 90% phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú ở giai đoạn đầu sẽ sống được ít nhất 5 năm. Con số giảm còn 15% nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn gần cuối.

Ở Việt Nam, ung thư thường được phát hiện khá muộn. Khoảng 105.000 – 150.000 trường hợp hằng năm được chẩn đoán là ung thư giai đoạn cuối, điều này khiến cơ hội sống sót rất thấp. Do đó, nhiều bệnh nhân ở Việt Nam phải chịu đau đớn suốt những ngày cuối cùng của họ, hoặc trong một số trường hợp, là suốt những năm cuối cùng của họ. Điều này cho thấy nhu cầu về các khoa và các chương trình chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam là khá nhiều.

3. Tình hình về chăm sóc giảm nhẹ ở Việt Nam

Cơ quan nghiên cứu Economist Intelligence Unit biên soạn một báo cáo xếp hạng toàn cầu hàng năm về chất lượng cuối cuộc đời có tên là “Chỉ số chất lượng chết “. Trong báo cáo năm 2015, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 58. Bất chấp sự khuyến khích từ các bộ của chính phủ, từ năm 2006 đến nay chỉ có 13 bệnh viện và phòng khám có các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ. Ba trong số đó là Bệnh viện ung bướu TPHCM, Bệnh viện đại học y dược TPHCM và Bệnh viện đa khoa Cà Mau.

Ở Việt Nam, Bệnh viện đại học y dược TP.HCM có khoảng 30 giường tại khoa chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên, vẫn chưa cung cấp việc điều trị tại nhà. Bệnh viện đại học y dược TP.HCM dự định bắt đầu một chương trình mang tính chất này trong tương lai gần. Một chương trình điều trị tại nhà đã được tiến hành tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM từ năm 2011 và các mô hình tương tự đang bắt đầu khởi động trên khắp đất nước, nhưng các con số vẫn còn thấp.

Tại Cà Mau, TS Minh Nghi, trưởng khoa ung thư Bệnh viện đa khoa Cà Mau, đã nghiên cứu thực hành chăm sóc giảm nhẹ tại Anh. Ông đang đưa nghiên cứu của mình vào làm việc tại Cà Mau bằng việc huấn luyện các cán bộ y tế các tỉnh về chăm sóc giảm nhẹ và cung cấp các dịch vụ cho các bệnh nhân ở cả bệnh viện và tại nhà của họ.

Dịch vụ này làm giảm căng thẳng cho các bệnh nhân phải đi xa để điều trị. Theo tiến sĩ Nghi thì khoảng 50% bệnh nhân là từ các khu vực nông thôn. Chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cũng làm giảm nhu cầu về giường ở bệnh viện, làm cho mọi việc ở đó cũng dễ dàng hơn.

Tiến sĩ Nghi cũng cho biết do nhu cầu cao về giường trong bệnh viện, chương trình chăm sóc giảm nhẹ ở Cà Mau đã cho phép một số bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối được xuất viện, nhận sự chăm sóc tại nhà, và sử dụng những ngày cuối cùng của họ với các thành viên gia đình.

Chăm sóc giảm nhẹ vẫn còn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, nhưng do nhu cầu về giường ở bệnh viện vẫn tiếp tục tăng lên, và giá trị của sự thoải mái cuối cuộc đời ngày càng được nhiều người nhận ra, rất có thể các chương trình này sẽ tiếp tục xuất hiện trên khắp đất nước trong tương lai không xa.

Related articles
arrow
arrow
This site is registered on wpml.org as a development site.